Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tổng hợp những công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu

Cập nhật: 07/04/2021 11:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1148 lượt xem

Ngải cứu cũng là một trong số những cây thảo thông dụng được rất nhiều người sử dụng. Nhưng mọi người cần phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin kỹ mọi thông tin trước khi dùng ngải cứu để điều trị bệnh lý.

Tổng quan thông tin chung về cây ngải cứu

Ngải cứu được biết đến là một loại cây thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng tầm 0.4 - 1m. Thân cành thường mọc xum xuê, lông nhỏ và có rãnh. Lá cây ngải cứu thường mọc so le, chẻ lông chim. Mặt trên của lá màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc sẽ có ít lông trong khi ở mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

>>> Tham khảo thêm công dụng một số thảo dược khác:

Tổng quan thông tin chung về cây ngải cứu

Cụm hoa ngải cứu mọc ở ngọn thân, đầu cành thành chùm kép và màu vàng lục nhạt. Quả bè, thuôn nhỏ và không có túm lông. Toàn cây ngải cứu có mùi thơm hơi hắc. Mùa hoa quả thường xuất hiện vào tháng 10 - 12.

Tại Việt Nam, ngải cứu thường được trồng nhiều từ miền Bắc đến miền Nam. Loại cây này ưa ẩm, hơi chịu bóng và thường được trồng trong vườn của gia đình hoặc vườn thuốc của những cơ sở Y học dân tộc. Mùa sinh sôi của ngải cứu thường vào mùa xuân - hè, về mùa đông phân thân và cành ở trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần.

Cây ngải cứu sẽ sử dụng những bộ phận nào?

Mọi người thông thường thu hái phần trên mặt đất khi cây có hoa, có thể sử dụng tươi hoặc là phơi khô ở trong râm. Đôi khi, lá ngải cứu cũng được sử dụng để chế biến theo nhiều cách thức khác nhau như:

- Ngải diệp sao: để lửa nhỏ, sao lá ngải cho khô và hơi vàng.

- Ngải diệp sao cháy: dùng lá ngải cho vào trong nồi, cần phải sao cho đến khi xuất hiện màu đen, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.

- Ngải diệp chích giấm: chuẩn bị lá ngải 10kg, giấm 1.2kg. Tiến hành trộn đều lá ngải nhằm giảm để trong khoảng 30 phút. Tiến hành sao cho đến khi khô và dược liệu này có màu đen.

- Ngải cứu chích mật: lá ngải cứu 10kg, mật ong 2kg. Mang mật ong đi pha loãng, đun sôi rồi cho lá ngải cứu vào đảo thật đều cho đến khi khô vàng, sờ không bị dính tay là được.

- Ngải diệp chích rượu: lá ngải cứu 10kg, rượu 1.5-2kg. Tiến hành trộn đều rồi sao cho đến khi khô đen, hoặc tiến hành sao lá ngải cứu cho đen rồi hãy phun rượu vào, vẩy ít nước nhằm trừ hỏa độc.

Những thành phần hóa học của trong lá ngải

Toàn cây ngải cứu sẽ có chứa tinh dầu với hàm lượng 0.2 - 0.34%. Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu đó là monoterpen và sesquiterpen. Bên cạnh đó, trong ngải cứu còn chứa những axit amin như adenini, cholin.

Những công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu

Những giảng viên trong Khoa Cao đẳng Dược có chia sẻ đến với mọi người về những công dụng tuyệt vời nhất của cây ngải cứu đối với sức khỏe gồm có:

Những công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu

+ Phòng ngừa căn bệnh ung thư: ngải cứu sẽ có thể chống lại được một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận ở trong rất nhiều nghiên cứu ở trên động vật. Nhưng những thử nghiệm lâm sàng vẫn đang còn thiếu nhằm hỗ trợ dùng ngải cứu trong quá trình điều trị ung thư hoặc là dự phòng.

+ Sơ cứu vết thương: tiến hành giã lá ngải cứu, trộn cùng với muối nhằm cầm mái và giảm đau khi bị thương. 

+ Điều hòa kinh nguyệt: mọi người có thể tiến hành hãm trà ngải cứu và uống trong thời gian 1 tuần trước kỳ kinh, điều này sẽ làm giảm bớt đi tình trạng đau bụng, hoặc sẽ uống trong suốt thời kỳ kinh nguyệt nhằm điều hòa kinh nguyệt.

+ Trị mụn và dưỡng da: tiến hành đắp ngải cứu tươi giã nát nhằm điều trị mụn, làm hồng da.

+ Điều trị chứng suy nhược cơ thể: đối với món gà hầm ngải cứu sẽ có khả năng bổ sung thêm dưỡng chất đối với những đối tượng bị suy nhược cơ thể. 

+ Giảm lượng mỡ bụng: hãy tiến hành rang ngải cứu cùng với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Đối với cách này sẽ làm giảm được lượng mỡ bụng, phòng ngừa bệnh táo bón, giữ ấm, chữa đau lưng hiệu quả.

Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn được sử dụng với nhiều mục đích khác theo như đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y.

Liều lượng sử dụng ngải cứu đúng cách

Liều lượng của ngải cứu đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Do đó, liều dùng cần phải được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý và một số vấn đề khác liên quan. Cần phải thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng ngải cứu

Trong suốt thời gian sử dụng cây ngải cứu để điều trị bệnh lý mọi người có thể sẽ gặp phải một số những tác dụng phụ như:

Dị ứng: ngải cứu sẽ có khả năng gây phản ứng dị ứng đối với các trường hợp bị dị ứng với họ thực vật Asteraceae hay Compositae. Những thành phần họ thực vật Asteraceae gồm có hoa cúc, ragweed và rất nhiều những loại thảo mộc khác.

Ngải cứu sẽ có khả năng gây phản ứng dị ứng đối với người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cà rốt và cần tây. Một số nguồn thông tin cho rằng vị thuốc này sẽ gây nên phản ứng dị ứng đối với người bị dị ứng với mật ong, mù tạt trắng, hạt phỉ, sữa ong chúa, cao su, ô liu, đào, kiwi và những loại cây khác từ Artemisia.

Phấn hoa cây ngải cứu có thể sẽ gây nên những phản ứng đối với những trường hợp bị dị ứng với thuốc lá. Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Lưu ý quan trọng khi dùng ngải cứu

Mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như:

- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, khi đó cần phải sử dụng theo đúng như khuyến cáo của các bác sĩ/ dược sĩ .

- Trường hợp bạn đang dùng những loại thuốc khác bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thảo dược, Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng,...

- Những đối tượng bị dị ứng với các thành phần của ngải cứu, hay những loại thuốc hoặc những loại thảo mộc nào khác.

- Cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn bị dị ứng với các loại thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay loài động vật nào khác.

Tốt nhất mọi người cần phải cân nhắc những lợi ích khi dùng ngải cứu cùng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Tham khảo đầy đủ mọi thông tin với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại thuốc này để điều trị bệnh.

Tương tác của cây ngải cứu ra sao?

Ngải cứu sẽ có khả năng tương tác cùng với những loại thuốc khác mà bạn đang dùng, hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì vậy, hãy trao đổi với các bác sĩ / dược sĩ trước khi có ý định sử dụng để điều trị bệnh.

Toàn bộ những thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đến công dụng của ngải cứu và hướng dẫn về liều lượng sử dụng tương ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định. Do đó, trước khi sử dụng mọi người nên xin lời khuyên của các bác sĩ/ dược sĩ nhé!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898