Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 27/11/2020 17:01
Người đăng: Nguyễn Trang | 610 lượt xem

Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào là? Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến, nhằm giúp đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây các chuyên gia hàng sức khỏe hàng đầu sẽ bật mí các thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.  

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một trong những tình trạng chậm đi tiêu. Trẻ uống theo sữa công thức, việc đi đại tiện thông thường diễn ra 1 lần/ ngày. Trẻ bú mẹ, việc đi đại tiện có thể sẽ diễn ra 2 - 3 lần/ ngày. Nhưng có trẻ đi 3 ngày/ lần, nhưng phân mềm xốp, trẻ đi một cách dễ dàng thì khi đó chưa được gọi là táo bón. Còn đối với trẻ 1 - 2 ngày/ lần nhưng phân keo dính, cứng, trẻ phải rặn một cách khó khăn thì khi đó được gọi là táo bón.

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh, nhưng sẽ có một số nguyên nhân chính dưới đây sẽ khiến cho trẻ gặp phải tình trạng này gồm có:

- Trẻ không được bú đủ khiến cho cơ thể bị mất nước: đối với trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn nhưng cũng là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Trẻ bú mẹ chưa đủ khi đó sẽ khiến cơ thể bị mất nước và gây táo bón.

- Do chế độ ăn uống của người mẹ: đối với trẻ sơ sinh ít tháng tuổi nên sữa mẹ chính là nguồn thức ăn thiết yếu dành cho trẻ. Do đó, chế độ ăn uống của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng cũng như sẽ gây táo bón cho trẻ sơ sinh. Quá trình cho trẻ ăn đồ cay nóng, ít chất xơ, khó tiêu, chế độ ăn ngủ không hợp lý sẽ khiến cho những chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ là nguyên nhân gây nên bệnh táo bón trẻ sơ sinh.

- Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón: đối với những trẻ chỉ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Vì sữa mẹ có mức độ cân bằng hoàn hảo giữa chất béo và chất đạm, do đó ngay cả khi trẻ không đi ngoài trong vài hôm thì trẻ vẫn đi ngoài phân mềm. Nhưng đối với trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi táo bón do sử dụng sữa công thức thì nguyên nhân có thể là do một thành phần nào đó trong sữa khiến cho trẻ bị táo bón.

- Táo bón sơ sinh do bệnh lý: trẻ bị táo bón có thể do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của trẻ. Vì tổn thương thực thể tại đường tiêu hóa, hay những dị tật bẩm sinh như bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme), đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung) sẽ khiến trẻ bị táo bón sớm.

Tìm hiểu về cách nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể nào thông báo với bố mẹ khi bị táo bón. Vì vậy, bố mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu bất thường của trẻ nhằm phát hiện kịp thời và phải có biện pháp khắc phục sớm. Dưới đây những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Hộ sinh Sài Gòn có chia sẻ đến với mọi người về những cách nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh gồm có:

+ Phân cứng và vón cục: trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón phần thường có những đặc điểm điểm nhỏ hình viên, phân khô, ve tròn có màu đen/ xám, không có độ ẩm. Nếu như mẹ thấy trong phân trẻ có máu, chứng tỏ hậu môn trẻ bị tổn thương do táo bón.

+ Tần suất đi đại tiện sẽ ít hơn so với bình thường: trẻ < 6 tháng tuổi thường đi ngoài tầm 2 - 3 lần/ ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với các trẻ uống sữa công thức. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn so với bình thường, khoảng tầm 1 - 2 ngày mới đi đại tiện 1 lần, nhất là trẻ mới sinh < 1 tháng, mẹ có thể nghĩ đến ngay trường hợp trẻ bị táo bón.

+ Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu: đối với trẻ bị táo bón bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Chính điều này càng chứng tỏ rằng trẻ đang bị khó tiêu tiêu và đầy bụng.

+ Trẻ quấy khóc và lười ăn/ bỏ ăn: nếu như trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và có những biểu hiện khó chịu, nhăn nhó là một trong các dấu hiệu nhằm để nhận biết bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Bởi thức ăn dung nạp vào cơ thể không được hấp thu, đào thải nên khiến cho trẻ cảm thấy đầy bụng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, trẻ thường hay quấy khóc vô cớ và ngủ không ngon giấc. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Tìm hiểu về cách khắc phục bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và cách điều trị như thế nào chính là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ, vì khi trẻ bị táo bón kéo dài, phân sẽ không được đào thải ra bên ngoài, một số chất độc ở trong phân có thể xâm nhập trở lại, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp điều trị bệnh táo bón cho trẻ không được triệt để thì bệnh táo bón có thể sẽ gây tắc nghẽn ở đường ruột, bệnh trĩ, phình đại tràng,... Do đó, việc quan trọng nhất đó là phải phát hiện chứng táo bón ở trẻ và tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

Tìm hiểu về cách khắc phục bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Sau đây là một số các phương pháp khắc phục mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé như:

- Nếu như trẻ bú mẹ bị táo bón thì khi đó mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống nhằm để cải thiện chất lượng sữa mẹ: tăng cường hàm lượng chất xơ từ rau củ quả, tránh những đồ cay nóng, cần phải uống nhiều nước, chất có cồn,...

- Khi bị thiếu nước hay mất nước, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ bất cứ đâu nên kết cấu của phân bé trở nên rắn và khô hơn, khi đó sẽ khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu. Vì vậy, các mẹ cần phải cho trẻ sơ sinh bú nhằm để tránh thiếu nước.

- Đối với trẻ bị táo bón do sữa công thức, mẹ có thể chuyển sang một loại sữa công thức khác phù hợp hơn với trẻ. Cần phải trao đổi với các bác sĩ nhằm tìm ra được loại sữa phù hợp nhất cho trẻ.

- Ngâm hậu môn bằng nước ấm: nước ấm sẽ có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn nhằm giúp cho trẻ sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Các mẹ cần phải ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng tầm 1 - 2 lần/ ngày, trong mỗi lần tầm khoảng 5 phút cho trẻ. 

- Massage bụng cho trẻ: các mẹ hãy dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn rồi xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ. Việc làm này sẽ khiến cho thức ăn khó tiêu còn lại ở trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn. Mẹ nên thực hiện động tác này mỗi lần 3 phút nhằm kích thích trẻ đi ngoài dễ dàng.

Nếu như triệu chứng táo bón của trẻ sơ sinh kéo dài hơn khoảng 2 tuần hoặc táo bón có kèm theo nôn ói, sốt, tiêu phân có máu, sụt cân, bụng bự lên, nứt hậu môn thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Chắc hẳn những thông tin do giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến với mọi người về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân gây bệnh. Nếu các mẹ không hiểu rõ về phương pháp điều trị táo bón cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898