Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu những công dụng của Bồ hòn trong điều trị bệnh

Cập nhật: 12/03/2021 12:23
Người đăng: Nguyễn Trang | 958 lượt xem

Bồ hòn cũng là một trong những dược liệu được dùng trong quá trình điều trị bệnh. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh lý và độ tuổi của từng người khi đó các bác sĩ sẽ cân nhắc để kê liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

Những thông tin chung về dược liệu Bồ hòn

Bồ hòn được biết đến là một loại cây gỗ to, cao tầm khoảng 5 - 10m có khi hơn, sẽ rụng lá vào mùa khô. Lá Bồ hòn mọc theo dạng so le, mép nguyên, đầu nhọn, có gân nổi rõ ở cả 2 mặt lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm bao gồm rất nhiều hoa nhỏ và có màu lục nhạt. Quả Bồ hòn có dạng hình cầu, đường sống nổi rõ, cùi quả dày, khi chín sẽ nhăn nheo, có màu vàng nâu và ở bên trong chứa hạt tròn màu đen. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 7 - 9, mùa quả sẽ từ tháng 10 - 12.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác:

Những thông tin chung về dược liệu Bồ hòn

Tại Việt Nam, Bồ hòn khá thân thuộc đối với người dân bởi nó được dùng để làm xà phòng từ xa xưa. Loại cây này phân bố ở những tỉnh thuộc vùng núi thấp (<1.000m) và ở vùng trung du gồm những tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... Bồ hòn cũng được trồng nhiều ở quanh đình chùa, ở làng bản nhằm để lấy quả hoặc cho có bóng mát. 

Bồ hòn - Loại cây gỗ ưa sáng và mọc nhanh, có thể phát triển ở trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng Bồ hòn phát triển tốt nhất ở các nơi có tầng đất trên mặt dày, ẩm và khá màu mỡ.

Những bộ phận sử dụng của Bồ hòn

Mọi người thường dùng quả và hạt Bồ hòn. Quả sẽ được thu hái vào mùa thu, sẽ để nguyên hoặc sẽ bỏ hạt rồi phơi khô.

Tổng hợp những thành phần hóa học cơ trong Bồ hòn

Quả Bồ hòn được biết đến là nguồn nguyên liệu giàu Saponin. Thịt của quả Bồ hòn có đến 18% saponosid. Những Saponin có trong Bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2 đều là các saponin triterpen. Bên cạnh đó, còn có mukuroyiosid Ia, Ib,... là các saponin có hoạt tính bề mặt mạnh.

Hiện có nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả Bồ hòn được mô tả, trong đó các đơn giản nhất đó là đun sôi bột quả cùng với nước, cô đặc dịch chiết và kết tủa saponin bằng sulfat amoni.

Hạt Bồ hòn có chứa khoảng tầm  9–10% dầu béo.

Công dụng của Bồ hòn trong quá trình điều trị bệnh

Theo như một số thử nghiệm về công dụng dược lý của Bồ hòn cho thấy rằng:

- Cao chiết nước và cồn Bồ hòn có thể ức chế được mức độ phát triển của một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes,...

- Bồ hòn (phần ở trên mặt đất) cũng cho thấy hoạt tính diệt tinh trùng, đã được thử nghiệm ở trên người và chuột. Dạng kem bào chế từ Saponin toàn phần của Bồ hòn đã được tiến hành thử dược lý và lâm sàng nhằm áp dụng tại âm đạp làm thuốc chống thụ thai.

Theo Đông Y, bộ phận rễ Bồ hòn có vị đắng, hơi độc, có vị đắng, quy vào những kinh phế, tỳ và có công dụng tiêu đờm hòa trệ. Quả Bồ hòn có công dụng sát trùng.

Tác dụng của Bồ hòn từ lâu nhân dân ta đã sử dụng quả Bồ hòn để giặt áo quần thay thế cho xà phòng, có hiệu quả tốt nhất trong trường hợp giặt đồ len, lụa khi không có khả năng chịu được độ kiềm của xà phòng. Hạt Bồ hòn cũng được dùng để xây thành tràng hạt cho những nhà sư. Theo một số tài liệu cổ, Bồ hòn có công dụng trong việc chữa ho đờm, nhân quả Bồ hòn dùng chữa hiệu quả tình trạng hôi miệng và bị sâu răng. Tại một số vùng, người dân sử dụng vỏ cây Bồ hòn giã nát rồi ngâm nước tắm cho động vật nhằm diệt rận, bọ, chấy.

Trong Y học dân gian Ấn Độ, người ta sử dụng vỏ quả (cùi) Bồ hòn trộn cùng với mật ong làm thành viên hoàn (mỗi viên 2g) nhằm điều trị viêm phổi. Mỗi lần sẽ dùng 1 viên chung với sữa nóng, sử dụng 2 lần/ ngày.

Người dân ở một số vùng Nepal sử dụng vỏ quả Bồ hòn tán thành bột nhão để đắp hàng ngày nhằm điều trị một số bệnh lý ngoài da như nấm da, bệnh ghẻ,... Hoặc dùng vỏ quả Bồ hòn tán nhỏ trộn cùng với bột ngô với liều lượng gấp đôi, sử dụng để gội đầu thường xuyên nhằm điều trị gàu và diệt chấy.

Một số bài thuốc của Bồ hòn khi điều trị bệnh

Dưới đây những giảng viên của Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn bật mí đến với mọi người về những bài thuốc của Bồ hòn như sau:

- Điều trị tình trạng hôi miệng và trừ sâu răng: nhân quả Bồ hòn 5 - 10g, tán thành bột rồi ngậm nhổ nước.

- Điều trị hắc lào: vỏ quả Bồ hòn 20g, củ riềng giả 10g. Toàn bộ mang đi tán nhỏ, ngâm cùng với 20ml cồn 90º, sử dụng để thoa ngoài da.

- Trừ dòi, diệt sâu: vỏ cây Bồ hòn tươi giã nát, hòa cùng với nước rồi đem phun. Hoặc lấy vỏ Bồ hòn, sắc lấy nước đặc và đem tưới.

- Chữ ghẻ lở, hắc lào: quả Bồ hòn bỏ hạt mang đi nấu thành dầu, tán hạt củ đậu với diêm sinh với liều lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để thoa sau khi đã xát rửa sạch tại vị trí bị bệnh với nước nóng.

- Chữa họng tắc và không nuốt được: vỏ quả Bồ hòn đồ, phơi và mang đi tán nhỏ rồi thổi vào họng.

Những lưu ý quan trọng trước khi dùng Bồ hòn

Mọi người không nên sử dụng dạng thuốc mỡ Bồ hòn nhằm điều trị bỏng bởi trên thực tế, vết thương bỏng có thể có nhiều mủ hơn.

Những lưu ý quan trọng trước khi dùng Bồ hòn

Hiện tại chưa có tài liệu nào nói về độc tính của Bồ hòn, nhưng cần phải lưu ý tránh để nước Bồ hòn rơi trực tiếp vào mắt bởi sẽ gây kích ứng và gây đỏ mắt. Trong trường hợp thấy có triệu chứng như nổi phát ban, ngứa ngáy khó chịu ở trên bề mặt da, đỏ da, ngứa ngáy ở trên tóc thì nên ngưng ngay lập tức bởi có thể cơ địa bị dị ứng với saponin trong quả Bồ hòn.

Mọi người cần phải cân nhắc về những lợi ích của việc dùng Bồ hòn với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng vị thuốc này.

Tìm hiểu mức độ an toàn khi dùng dược liệu Bồ hòn

Đối với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu cũng cần phải khuyến cáo không nên sử dụng nhiều Bồ hòn.

Khả năng tương tác của Bồ hòn như thế nào?

Bồ hòn sẽ có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác, thực phẩm chức năng hoặc các dược liệu khác mà bạn đang dùng. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại dược liệu này.

Hy vọng toàn bộ thông tin trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn mọi thông tin về Bồ hòn và công dụng tương ứng trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định ban đầu của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn trước đó.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898