Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Cập nhật: 04/03/2021 11:00
Người đăng: Nguyễn Trang | 988 lượt xem

Bệnh trầm cảm là gì? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Những câu hỏi này được nhiều người quan tâm đến. Để có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc trên, mọi người cùng tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây.

Bạn có biết bệnh trầm cảm là gì không?

Trầm cảm được biết đến là một trong những chứng rối loạn tâm trạng, sẽ gây ra cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài. Đối với chứng trầm cảm sẽ làm ảnh hưởng đến cách các bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và cũng có thể dẫn đến các vấn đề đa dạng về tinh thần cũng như thể chất. 

>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:

Bạn có biết bệnh trầm cảm là gì không?

Trong trường hợp nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc trong thời gian vài tuần, sẽ khiến cho bạn khó làm việc hoặc khó có thể vui vẻ với gia đình/ bạn bè, thậm chí các trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm sẽ dẫn đến ý định tự tử. Trong những dạng trầm cảm, thì trầm cảm sau sinh chính là tình trạng rất phổ biến nhất hiện nay.

Những dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh trầm cảm

Đối với bệnh trầm cảm khá đa dạng và sẽ không giống nhau đối với từng người, ví dụ như khi mắc phải bệnh lý này có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại ăn nhiều, nhưng có người lại mất đi cảm giác ngon miệng, có người khó ngủ. Nhưng những giảng viên của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM có chia sẻ đến với mọi người về các dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện gồm có:

+ Luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

+ Không thể tập trung.

+ Luôn cảm thấy trống rỗng, buồn bã.

+ Sẽ cảm thấy vô vọng, lo lắng, dễ bị kích động hoặc cảm thấy có lỗi.

+ Đau nhức đầu, bị đau bụng hoặc sẽ gặp phải vấn đề về tiêu hóa.

+ Mất đi hứng thú trong quan hệ tình dục.

+ Trầm cảm nặng hơn có thể sẽ dẫn đến ý định tự tử, hoặc sẽ luôn cố tìm cách để tự tử.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu và biểu hiện khác của bệnh trầm cảm không được đề cập cụ thể tại đây. Do đó, nếu như các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về những dấu hiệu về bệnh lý khi đó cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Lúc nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Trong trường hợp bạn cảm thấy bị trầm cảm với những dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê ở trên, cần phải đặt lịch hẹn với các bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bạn có thể sẽ bị trầm cảm nặng nếu như không được điều trị đúng cách. Trầm cảm không được điều trị sẽ dẫn đến những vấn đề thần kinh và thể chất, hoặc rắc rối trong những mặt khác trong cuộc sống. Trầm cảm nặng còn có thể dẫn đến tình trạng tử tự.

Nếu như các bạn không muốn đi điều trị, cần phải tâm sự cùng với bạn bè, người thân hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc một người mà bạn đang tin tưởng.

Trong trường hợp nếu như bạn có ý nghĩ tự tử, khi đó hãy tìm đến sự giúp đỡ ngay lập tức. Mọi người cần phải thực hiện những bước sau:

  • Hãy tìm đến người bạn thân hoặc người mà mình yêu quý nhất.
  • Liên hệ đến ai đó trong cộng đồng đức tin của bạn.
  • Cần phải đặt lịch hẹn với bác sĩ, hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý,... 
  • Trong trường hợp bạn có ý định tự mà làm tổn thương hoặc thử tự tử, khi đó cần phải gọi đến 115 hay là dịch vụ cấp cứu ở địa phương ngay lập tức.

Nếu như người thân của bạn đang gặp nguy hiểm do tự tử, đảm bảo rằng luôn có người ở cạnh họ. Gọi 115 hoặc dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Nếu như bạn có khả năng, hãy đưa họ đến phòng cấp cứu gần nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân bác bệnh trầm cảm

Đối với căn bệnh trầm cảm có thể do nhiều nhân khác nhau gây ra hoặc do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Theo đó, các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh trầm cảm gồm có:

- Gen: trong trường hợp bạn có người thân ở trong gia đình từng mắc bệnh trầm cảm thì bạn cũng có khả năng mắc phải bệnh lý này nhiều hơn so với người bình thường.

-  Stress: bạn đang gặp khó khăn trong các mối quan hệ tình cảm, người thân qua đơi, hoặc hoặc gặp phải những tình huống gây stress nào đó cũng gây nên bệnh lý này.

- Những chất hóa học trong não: một số nghiên cứu cho thấy, thành phần trong những chất hóa trong não của người bệnh trầm cảm khác với người bình thường.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm thông thường bắt đầu ở độ tuổi vị thành niên khoảng tầm 15 - 30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Theo đó, số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là do nữ giới thường đi tìm giải pháp điều trị nhiều hơn nam.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gồm có:

- Sau khi sinh em bé, một số người mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

- Lứa tuổi: bệnh trầm cảm thường bắt đầu từ 15 - 30 tuổi.

- Có tiền sử mắc phải rối loạn lo lặng, rối loạn nhân cách giới tính hoặc rối loạn sau sang chấn.

- Một số tính cách như thiếu tự tin vào bản thân, tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan.

- Thường xuyên lạm dụng những đồ uống có cồn, những loại thuốc có tính gây nghiện trái pháp luật.

- Mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch hoặc ung thư.

- Sử dụng những loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc điều trị cao huyết áp,...

- Bạn có họ hàng mắc phải bệnh trầm cảm, nghiện rượu, rối loạn lưỡng cực hoặc đã tự tử.

- Các chấn thương hoặc căng thẳng như mất đi người mà mình yêu thương nhất, bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mối quan hệ khó khăn hoặc đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh lý trầm cảm thường bao gồm thuốc, trao đổi với một chuyên viên trị liệu, hoặc các bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Phương pháp dùng thuốc

Những loại thuốc được chỉ định dùng đó là thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc phổ biến gồm paroxetine, sertraline, fluoxetine, escitalopram và citalopram. Đây là những chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Những loại thuốc khác được chỉ định như duloxeton, venlafaxine và bupropion. Những loại thuốc chống trầm cảm này có gây ra những tác dụng phụ như: 

  • Gây khó ngủ và căng thẳng.
  • Đau nhức đầu và buồn nôn.
  • Kích động hoặc bồn chồn.
  • Gây ra những vấn đề về tình dịch.

Mọi người phải lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm bởi thuốc có thể khiến cho người dùng (như trẻ em, thanh thiếu niên và các bệnh nhân đang kích động) có ý định tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc thực sự có công dụng.

Một số loại thuốc nhằm làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê cho các bệnh nhân mắc những triệu chứng liên quan, thông thường sẽ mất khoảng 2 - 3 tuần trước khi những thuốc này mang lại tác dụng.

Tâm lý trị liệu

Những phương pháp trị liệu sẽ dạy cho mọi người được các suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi những thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này sẽ giúp bạn thấu hiểu, vượt qua được khó khăn trong những mối quan hệ hoặc các tình huống khiến bạn bị trầm cảm/ làm cho bệnh bớt trầm cảm hơn.

Liệu pháp sốc điện

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng, không thể điều trị bằng thuốc hay liệu pháp tâm lý. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liệu pháp sốc điện. Nhưng liệu pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ như mất trí nhớ, lú lẫn, thông thường chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Hy vọng các thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh trầm cảm và các phương pháp điều trị bệnh. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với tính cách, hoặc có các suy nghĩ bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn. 

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898