Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu

Cập nhật: 10/03/2021 12:27
Người đăng: Nguyễn Trang | 877 lượt xem

Bệnh giảm bạch cầu là gì? Đây là nguyên nhân gây nên bệnh lý này? Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí những thông tin liên quan đến bệnh giảm bạch cầu, mọi người cùng tìm hiểu để biết rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu là gì?

Bệnh giảm bạch cầu trung tính được biết đến là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Đây là dạng phổ biến của tế bào máu trắng, được tạo từ tủy xương, di chuyển đến máu, đến những khu vực nhiễm trùng. Theo đó, chúng sẽ tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, có khả năng chống lại được tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là đối với những người do vi khuẩn gây nên.

>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:

Bệnh giảm bạch cầu là gì?

Đối với người lớn thì số lượng bạch cầu trung tính ở trên mỗi microlit máu < 1.500, khi đó được xem là giảm bạch cầu. Còn đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy được dấu hiệu giảm bạch cầu sẽ khác nhau theo từng độ tuổi.

Một số trường hợp số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn so với mức bình thường, nhưng sẽ không có khả năng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Đối với những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải vấn đề đề mọi người phải lo ngại. Số lượng bạch cầu trung tính < 1.000 trên mỗi microlit, đặc biệt là < 500 bạch cầu trung tính trên mỗi microlit, luôn được xem là giảm bạch cầu trung tính, mà ngay cả trong trường hợp số lượng vi khuẩn bình thường từ miệng, đường tiêu hóa cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng.

Những giảng viên Khoa Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cũng như các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hiện nay có 4 loại giảm bạch cầu trung tính, bao gồm:  

+ Bẩm sinh: sẽ giảm bạch cầu trung tính do bẩm sinh, hoặc còn được gọi là bệnh Kostmann khi đó sẽ khiến cho bệnh bạch cầu trung tính ở mức thấp nhất. Hoặc trong một số trường hợp sẽ không xuất hiện bạch cầu trung tính. Khi đó, sẽ khiến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng ở mức nghiêm trọng hơn.

+ Cyclic: giảm bạch cầu trung tính Cyclic được xem là bẩm sinh. Khi giảm bạch cầu trung tính Cyclic sẽ gây nên tình trạng thay đổi bạch cầu trung tình ở một chu kỳ 21 ngày. Bạch cầu trung tính giảm từ mức thông thường cho đến mức thấp. Sẽ có một giai đoạn bạch cầu có thể sẽ kéo dài trong khoảng một vài ngày. Theo đó, đối với mức bình thường sẽ xuất hiện trong thời gian còn lại của chu kỳ. Đối với chu kỳ sau đó sẽ bắt đầu lại từ đầu.

+ Bệnh tự miễn dịch: trong giảm bạch cầu tự miễn dịch, khi đó cơ thể của bạn sẽ làm cho những kháng thể có thể chống lại được những tế bào bạch cầu trung tính. Các kháng thể giết chết những bạch cầu trung tính, sẽ dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu. Giảm bạch cầu tự miễn dịch phát triển về sau trong cuộc sống.

+ Tự phát: giảm bạch cầu tự phát hình thành ở bất cứ lúc nào ở trong cuộc sống, có thể sẽ làm ảnh hướng đến bất cứ ai. Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh lý này vẫn chưa thể xác định được.

Triệu chứng & Những nguyên nhân gây bệnh

1. Những triệu chứng nhận biết bệnh giảm bạch cầu

Đối với bệnh giảm bạch cầu trung tính thường không có triệu chứng. Đối với một số trường hợp, người ta chỉ nhận ra bị giảm bạch cầu trung tính khi tiến hành làm xét nghiệm máu, nhằm có thể chẩn đoán được bệnh không liên quan, nhưng cũng sẽ có những triệu chứng khác của nhiễm trùng, hay những vấn đề tiềm ẩn gây nên tình trạng giảm bạch cầu trung tính.

Theo đó, trình trạng nhiễm trùng có thể sẽ xảy ra như một biến chứng giảm bạch cầu trung tính. Chúng có thể sẽ xảy ra thường xuyên trong những màng nhầy, ví dụ có thể sẽ xuất hiện ở trong miệng hoặc ở da.

Những bệnh nhiễm trùng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Áp xe.
  • Lở loét.
  • Nổi phát ban.
  • Các vết thương phải mất một thời gian dài khi đó mới điều trị khỏi.
  • Cơ thể bị sốt.

Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng có thể sẽ tăng lên khi:

  • Thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài hơn.
  • Số lượng bạch cầu trung tính sẽ giảm xuống.

Một số trường hợp khác có thể sẽ không xuất hiện những triệu chứng được đề cập ở trên. Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì, hoặc không xuất hiện những dấu hiệu của bệnh ở trên, do đó các bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. 

2. Những nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu

Những nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu trung tính gồm có:

- Vấn đề sản xuất những bạch cầu trung tính ở trong tủy xương.

- Nhiễm trùng.

- Tiêu hủy bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương.

- Thiếu dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân làm giảm đi số lượng bạch cầu trung tính gồm có:

+ Bức xạ.

+ Một số vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất tủy xương.

+ Bệnh bạch cầu và những điều kiện khác sẽ có mức độ ảnh hưởng đến tủy xương, hay sẽ dẫn đến tình trạng suy tủy xương.

Nhiễm trùng có thể sẽ gây nên tình trạng giảm bạch cầu gồm có: 

  • Bệnh sốt xuất huyết.
  • Bệnh lao.
  • Nhiễm virus như: cytomegalovirus, Epstein-Barr, viêm gan, virus HIV.

Bệnh bạch cầu trung tính sẽ phá hủy có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu là bạch cầu trung tính để tiêu hủy. Điều này sẽ có liên quan đến tình trạng tự miễn dịch như: 

  • Lupus.
  • Bệnh Crohn.
  • Viêm khớp dạng thấp.

Đối với một số người, bệnh giảm bạch cầu có thể sẽ gây ra bởi một số loại thuốc như:

  • Thuốc huyết áp.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc tâm thần;
  • Thuốc của bệnh động kinh.

Kỹ thuật & Phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu

1. Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu

Phía các bác sĩ sẽ tiến hành làm những xét nghiệm nhằm có thể chẩn đoán được bệnh suy giảm bạch cầu, gồm có:

+ Tiến hành kiểm tra toàn bộ máu, nhằm có thể đếm được số lượng bạch cầu trung tính.

+ Kiểm tra CBC sẽ có thể xác định được số lượng bạch cầu trung tính có thay đổi không, 3 lần/ tuần trong vòng 6 tuần.

+ Xét nghiệm máu kháng thể nhằm có thể kiểm tra được sự giảm bạch cầu trung tính tự miễn dịch. 

+ Phía bác sĩ sẽ dùng dịch hút tủy xương nhằm kiểm tra tế bào tủy xương.

+ Sinh thiết tủy xương mổ sọ, nhằm kiểm tra được mảnh xương của tủy xương.

+ Yếu tố di truyền tế bào, nghiên cứu thử nghiệm phân tử cấu trúc tế bào.

2. Tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu

Phía các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị đối với từng bệnh nhân, tiến hành chăm sóc sức khỏe dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Đối với các trường hợp nhẹ sẽ không cần phải tiến hành điều trị. Còn nhiều trường hợp khác, giảm bạch cầu trung tính sẽ tự khỏi khi tủy xương được hồi phục, bắt đầu sản xuất đủ những tế bào máu trắng.

Những phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu

Theo đó, phương pháp tiếp cận nhằm điều trị tình trạng giảm bạch cầu trung tính gồm có:

- Kích thích bạch cầu hại Colony (G-CSF) sẽ giúp kích thích tủy xương sản xuất những tế bào máu trắng. Phương pháp này được dùng như một số loại giảm bạch cầu trung tính trong đó cả loại bẩm sinh sẽ giúp cứu sống bệnh nhân ở trong các trường hợp này.

- Điều trị tình trạng nhiễm trùng bởi vi khuẩn bằng kháng sinh, trong trường hợp gây ra là bệnh nhiễm trùng.

- Truyền tế bào máu trắng.

- Thay đổi về thuốc điều trị, trong trường hợp giảm bạch cầu do thuốc.

- Áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc có thể sẽ khả thi hơn trong quá trình điều trị một số loại bạch cầu nghiêm trọng, trong đó gồm cả những vấn đề gây nên bởi tủy xương.

Với những thông tin do chuyên trang caodangyduochcm.vn chia sẻ ở trên chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về bệnh giảm bạch cầu là gì và những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, khi đó hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất đến được các bác sĩ thăm khám.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898