Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Bật mí những bài thuốc dân gian của cây bách bệnh

Cập nhật: 30/03/2021 15:23
Người đăng: Nguyễn Trang | 974 lượt xem

Dược liệu bách bệnh được chỉ định để điều trị bệnh lý gì? Liều lượng được chỉ định điều trị bệnh ra sao? Đối với những người có ý định dùng dược liệu này để điều trị bệnh cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc nhằm để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. 

Tổng quan những thông tin liên quan đến cây dược liệu bách bệnh

Cây bách bệnh được biết đến là một loài cây nhỡ, ít phân cành, lá mọc so le có hình mác hoặc dạng hình bầu dục, đầu nhọn, mặt trên sẽ có màu xanh sẫm bóng còn ở mặt dưới sẽ có lông màu trắng xám.

 

Tổng quan những thông tin liên quan đến cây dược liệu bách bệnh

Cụm hoa sẽ móc ở ngọn cành. Cả hoa và bao hoa sẽ phủ đầy lông. Quả hạch sẽ có hình trứng, có rãnh dọc, nhẵn, có lông thưa và ngắn. Khi quả chín sẽ có màu vàng đỏ. Mùa hoa bách bệnh sẽ xuất hiện vào tháng 1 - 2 và mùa quả sẽ vào tháng 3 - 4.

Những bộ phận sử dụng của bách bệnh

  • Vỏ thân, rễ và lá của cây bách bệnh sẽ được mang đi phơi, hoặc sấy khô nhằm được dùng để làm thuốc.
  • Các thành phần hóa học có trong bách bệnh
  • Ở trong vỏ và gỗ cây bách bệnh, người ta chiết được rất nhiều hợp chất có công dụng dược lý đối với cơ thể. Một số chất dường như sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hormone testosterone.

Tìm hiểu thêm >>> Bạc hà băng có công dụng như thế nào trong điều trị bệnh?

Dược liệu bách bệnh có công dụng như thế nào?

Một số tác dụng của loại dược liệu bách bệnh được ghi nhận cụ thể như sau:

  • Kháng ký sinh trùng sốt rét.
  • Có công dụng tăng dục, sẽ kích thích và tăng tiết hormone sinh dục nam testosterone

Cũng đúng với tên gọi bách bệnh, loài cây này sẽ có công dụng điều trị được rất nhiều bệnh. Vỏ cây bách bệnh được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Bên cạnh đó, bách bệnh còn được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và đau lưng mỏi do thấp.

Quả bách bệnh được sử dụng để chữa lỵ: một số trường hợp dùng rễ cây chữa ngộ độc, say rượu và trị giun. Phần lá được dùng để nấu nước tắm nhằm điều trị ghẻ lở. Nước sắc lá được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng âm ỉ, đau lưng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và các rối loạn về khớp.

Hiện nay, dược liệu bách bệnh còn được sử dụng nhằm tăng cường sinh lý nam và làm chậm đi quá trình mãn dục nam.

Hướng dẫn liều lượng sử dụng bách bệnh

Vỏ cây bách bệnh thông thường sẽ được phơi khô, tán bột rồi mang đi ngâm rượu hoặc làm thành viên uống, hoặc sắc để nước uống. Thông thường sẽ dùng liều từ 6 - 12g.

Tổng hợp các bài thuốc dân gian của cây bách bệnh

Những bài thuốc dân gian của cây bách bệnh thường được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay gồm có:

Tổng hợp các bài thuốc dân gian của cây bách bệnh

- Ôn kinh trợ dương điều khí thang, điều trị bại liệt nửa người bên phải do dưỡng khí suy, phong tê: bách bệnh 4g, xấu hổ sao 8g, rễ đinh lăng 10g, dây đau xương 8g, dây tràu cổ 8g, đậu chiều cao 8g, bạch hồ tiêu 5g, gừng sống 3g, quế chi 5g, cây thần sa 6g. Được sử dụng để sắc nước uống. 

- Điều trị tình trạng đầy bụng, đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu: vỏ thân cây bách bệnh 12g, can khương 4g, trần bì 8g, đậu khấu 6g, cam thảo 4g, xích phục linh 12g. Sẽ tiến hành sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trong thời gian 5 - 7 ngày.

Bách bệnh 50g, hoắc hương 100g, vỏ quýt 100g, củ bồ bồ 100g, dây rơm 100g, dây mơ 100g, cam thảo nam 100g, hậu phác 100g, củ gấu 50g, củ sả 50g, tiêu lốt 50g. Những vị sẽ tán nhỏ, mỗi ngày uống 12g (đối với người lớn). Đối với trẻ nhỏ sẽ tùy vào từng độ tuổi sẽ được quy định cụ thể về liều lượng sử dụng tương ứng.

- Tư bổ âm huyết thang, nóng đa, chữa âm huyết suy kém: bách bệnh 6g, hà thủ ô đỏ 20g, đậu đen 12g, dây gùi 8g, rau muống biển 8g, huyết rồng 8g, rễ ô mai 8g, rầu nhàu 8g, tang chi 8g, dây ký ninh 2g. Toàn bộ sẽ mang đi sắc lấy nước uống.

Xem thêm >>> Baobab: Liều dùng, Cơ chế hoạt động & Lưu ý khi dùng

Những lưu ý quan trọng trước khi dùng bách bệnh

Nhằm để dùng bách bệnh một cách an toàn và mang lại hiệu quả, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ uy tín trước khi sử dụng. Sẽ có một số loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng sẽ gây ra những khả năng tương tác không như mong muốn làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Trong suốt quá trình sử dụng, nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường nào, khi đó mọi người hãy ngừng sử dụng và báo cáo lại ngay lập tức với các bác sĩ.

Hy vọng toàn bộ thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về dược liệu bách bệnh và cách sử dụng an toàn nhất. Tuy nhiên, mọi người lưu ý những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898