Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến và gửi câu hỏi về các chuyên mục tư vấn sức khỏe. Dưới đây các chuyên gia sức khỏe sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Thế nào thì được xem là huyết áp chuẩn?
Quá trình đánh giá số đo huyết áp là cao, thấp hoặc bình thường còn phụ thuộc vào 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: nghĩa là áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường sẽ có giá trị cao hơn.
- Huyết áp tâm trương: nghĩa là áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường sẽ có giá trị thấp hơn).
Nhằm có thể đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp, ngoài 2 chỉ số đã được nêu trên còn phải căn cứ vào cách biệt giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng hay càng hẹp chứng tỏ thì mức huyết áp càng không an toàn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải lưu ý rằng huyết áp sẽ lên xuống không ổn định tùy vào các điều kiện, hoàn cảnh và cảm xúc khác nhau. Do đó, sẽ xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp, hoặc không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.
Nhằm có thể đảm bảo được kết quả đo huyết áp được chính xác hơn, là cơ sở tin cậy cho quá trình đánh giá sức khỏe, bệnh nhân cần phải tuân thủ các yêu cầu như không uống cafe trước khi tiến hành đo từ 15 - 30 phút, không hút thuốc lá, cần phải giữ tinh thần được thoải mái, tránh hồi hộp, căng thẳng,... Bên cạnh đó, tư thế và dụng cụ đo cũng quyết định đến kết quả đo có chính xác hay không.
Dựa trên những cơ sở được nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩ bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, người có mức huyết áp bình thường tối ưu nếu số đo huyết áp < 120/80mmHg, khi đó sẽ cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.
Huyết áp cao là như thế nào?
Cao huyết áp chính là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Trong trường hợp áp lực tăng lên theo thời gian sẽ có mức độ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Theo như Hội Tim mạch học Việt Nam, một người mắc bệnh huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥140mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥90mmHg.
Nhưng riêng đối với người cao tuổi có thể gặp hình thái huyết áp tâm thu đơn độc, khi đó chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg, nhưng chỉ số huyết áp tâm trương vẫn sẽ < 90mmHg.
Theo đó, cao huyết áp sẽ được chia thành những dạng sau:
- Tăng huyết áp độ 1: mức huyết áp ≥140/90 mmHg;
- Tăng huyết áp độ 2: mức huyết áp ≥160/100 mmHg.
Cách nhận biết cao huyết áp như thế nào là đúng nhất?
Theo như các chuyên gia sức khỏe cho biết cao huyết áp được mệnh danh chính là “Kẻ giết người thầm lặng”, một phần do nó không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng nhưng nó sẽ để lại các hậu quả hết sức nặng nề đối với người bệnh.
Theo đó, các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh cao huyết áp đó là chóng mặt, hoa mắt, đau nhức đầu, hồi hộp, bị ù tai, nóng bừng mặt,... Một số trường hợp sẽ xuất hiện những biểu hiện dữ dội hơn như thị lực giảm, đau tại vùng tim, mặt đỏ bừng/ tái nhợt, thở gấp, nôn ói, hốt hoảng, dễ hồi hộp.
Nhưng cũng có trường hợp đi khám sẽ phát hiện cao huyết áp, tuy nhiên trước đó lại không có biểu hiện gì. Cũng chính vì sự không rõ ràng đã khiến cao huyết áp thường được phát hiện muộn, trong trường hợp này thì người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não,... hoặc nghiêm trọng hơn có thể sẽ tử vong do bị đột quỵ.
Đôối ới bệnh nhân cao huyết áp ngoài việc tuân theo đúng liệu trình diều trị của các bác sĩ thì cần phải điều chỉnh về lối sống, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp, đặc biệt phải giảm lượng muối trong khẩu phần ăn uống.
Tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh huyết áp
Như các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ có nhiều yếu tố khác nhau làm thay đổi chỉ số huyết áp trung bình của một người. Trong trường hợp không kiểm soát tốt mức độ dao động của áp lực máu, các bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất mỗi một người cần phải chủ động phòng ngừa bệnh huyết áp ngay từ đầu chính là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên rèn luyện thể chất là 2 yếu tố cơ bản hàng đầu. Những giảng viên của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM có chia sẻ đến với mọi người một số cách phòng bệnh huyết áp như sau:
Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh
Cân bằng những thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chính là việc đầu tiên bạn cần làm. Theo đó, khẩu phần ăn cần phải có sự cân đối các dưỡng chất sau:
- Tinh bột;
- Chất xơ;
- Protein;
- Chất béo;
- Vitamin/ khoáng chất.
Bên cạnh đó, mọi người cần phải lưu ý hạn chế tiêu thụ Natri (muối) nhằm tránh giữ nước quá nhiều trong cơ thể và gây nên tình trạng tăng huyết áp.
Tạo thói quen luyện tập thể dục
Rèn luyện thể lực đều đặn mỗi ngày chính là giải pháp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng tốt nhất. Điều này sẽ áp dụng cho tất cả mọi người. Vì vậy, nếu như muốn phòng ngừa bệnh tật như bệnh huyết áp cần phải cố gắng tập thói quen tập thể dục thường xuyên. Mọi người cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ về các bài tập phù hợp nhất đối với tình trạng thể chất hiện tại của bạn.
Hy vọng với toàn bộ những thông tin do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ hơn về vấn đề huyết áp bình thường là bao nhiêu. Lời khuyên hữu ích dành cho mọi người, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích: