Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Bạn có biết Hắc mai biển được dùng để làm gì không?

Cập nhật: 08/03/2021 10:36
Người đăng: Nguyễn Trang | 1045 lượt xem

Hắc mai biển có công dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh? Liều dùng được chỉ định ra sao? Toàn bộ những thông tin quan trọng này mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng nhằm sớm điều trị dứt điểm, đặc biệt tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe.

Tìm hiểu rõ về những công dụng của Hắc mai biển

Phần lá và hoa Hắc mai biển được dùng điều trị bệnh viêm khớp, gút, loét tiêu hóa và phát ban da do những bệnh truyền nhiễm như sởi. Trà có chứa là Hắc mai biển được dùng dưới dạng như một nguồn Vitamin, axit amin, chất chống oxy hóa, axit béo và khoáng chất, vì vậy sẽ có công dụng cải thiện huyết áp và giảm lượng cholesterol, phòng và kiểm soát bệnh mạch máu và tăng cường miễn dịch.

Tìm hiểu rõ về những công dụng của Hắc mai biển

Quả Hắc mai biển được dùng nhằm phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, làm chậm đi quá trình lão hóa, cải thiện thị giác hiệu quả.

Ngoài ra, quả Hắc mai biển cũng được dùng làm loãng đờm, điều trị bệnh hen, điều trị rối loạn tim mạch gồm có đau thắt ngực và cholesterol cao, phòng ngừa bệnh mạch máu, đây như là một chất chống oxy hóa. Dầu Hắc mai biển được dùng làm chậm đi mức độ suy giảm tư duy theo độ tuổi, giảm bệnh tật do ung thư, đồng thời hạn chế độ tính khi điều trị ung thư hóa học, cân bằng được hệ thống miễn dịch, điều trị bệnh dạ dày, ruột gồm có trào ngược thực quản, tình trạng loét, điều trị mù ban đêm hoặc bị mắt khô, đây cũng như là nguồn bổ sung Vitamin C, A, E, khoáng chất, beta- caroten, axit béo, axit amin.

Hoặc cũng có một số trường hợp khác dùng quả Hắc mai biển, dầu quả Hắc mai biển hoặc sử dụng trực tiếp lên bề mặt da để phòng ngừa tình trạng cháy nắng, điều trị tác hại từ x - quang và cháy nắng, chữa lành được những vết thương gồm bỏng, thẹo, vết cắt, viêm da, da khô, loét da, thay đổi màu da sau sinh, bị chàm và bảo vệ màng nhầy.

Trong quá trình sản xuất Hắc mai biển được dùng trong mỹ phẩm và những sản phẩm chống lão hóa khác. Bên cạnh đó, Hắc mai biển cũng được dùng với các mục đích sử dụng khác. Do đó, mọi người cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng loại dược liệu này.

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Hắc mai biển

Đối với Hắc mai biển có chứa những hàm lượng Vitamin A, B1, B2, B6, C và những thành phần hoạt chất khác, có thể có một số hoạt động có khả năng chống loại bệnh loét dạ dày, ruột và những triệu chứng ợ nóng.

Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu về những công dụng của Hắc mai biển. Do đó, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng điều trị bệnh.

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng Hắc mai biển

Liều lượng của Hắc mai biển đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và những vấn đề khác liên quan để chỉ định được liều lượng phù hợp nhất. Cũng có thể Hắc mai biển sẽ không an toàn. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để tìm ra được liều lượng phù hợp nhất để điều trị bệnh.

Theo đó, Hắc mai biển sẽ được tiến hành bào chế ở những dạng như:

  • Quả khô.
  • Dạng viên nang.
  • Chiết xuất dạng lỏng.

Tìm hiểu những tác dụng phụ gặp phải khi dùng Hắc mai biển

Đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, Hắc mai biển có thể gây nên những tác dụng phụ như đau nhức đầu, sưng, chóng mặt và đánh trống ngực. Khi được dùng ở trên bề mặt da để điều trị bỏng, đôi khi Hắc mai biển cũng sẽ gây nổi ban.

Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ khi dùng Hắc mai biển, khi đó các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý quan trọng trước khi dùng Hắc mai biển

Trước khi dùng Hắc mai biển để điều trị bệnh mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như:

  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, khi đó cần phải tuân thủ quá trình dùng Hắc mai biển theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
  • Bạn đang sử dụng những loại thuốc khác, trong đó gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thảo dược, Vitamin/ khoáng chất.
  • Nói rõ với bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với các thành phần của Hắc mai biển, hoặc những thành phần có trong thuốc khác.
  • Những trường hợp đang mắc phải những bệnh lý khác, bị rối loạn cũng cần trao đổi với các bác sĩ.
  • Nếu như bị dị ứng nào khác như thuốc nhuộm, chất bảo quản, thực phẩm chức năng, động vật cũng nên nói cho bác sĩ biết.

Mọi người cần phải cân nhắc những lợi ích của việc dùng Hắc mai biển cùng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Mức độ an toàn khi dùng dược liệu Hắc mai biển

Quả Hắc mai biển có thể sẽ không an toàn khi dùng với lượng có trong thức ăn. Quả Hắc mai biển được dùng trong bánh nướng, đồ uống hoặc là những loại thực phẩm khác. Quả Hắc mai biển có thể an toàn khi uống, hoặc dùng trên da như một loại thuốc.

Mức độ an toàn khi dùng dược liệu Hắc mai biển

Nhưng chưa rõ về mức độ an toàn của việc dùng lá hay chiết xuất Hắc mai biển. Cụ thể:

  • Hạ huyết áp: Hắc mai biển có thể sẽ làm hạ huyết áp khi sử dụng chung với lượng thuốc. Về mặt lý thuyết, uống Hắc mai biển sẽ có khả năng làm huyết áp quá thấp đối với người có huyết áp thấp.
  • Bị rối loạn chảy máu: Hắc mai biển có thể làm máu đông chậm khi sử dụng làm thuốc. Có mối lo ngại rằng Hắc mai biển sẽ làm tăng nguy cơ bị bầm tím, chảy máu đối với người có rối loạn chảy máu.
  • Phẫu thuật: Hắc mai biển sẽ làm chậm đi quá trình đông máu khi sử dụng làm thuốc. Có mỗi lo ngại rằng sẽ có thể gây nên tình trạng chảy máu trong và sau khi giải phẫu. Mọi người nên ngừng dùng Hắc mai biển ít nhất khoảng 2 tuần trước khi phẫu thuật theo đúng lịch trình.

Hy vọng toàn bộ thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về công dụng của Hắc mai biển và mức độ an toàn khi sử dụng. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ kê đơn ban đầu.

Tìm hiểu thêm:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898