Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Chia sẻ thông tin khi đi du lịch cần mang theo thuốc gì

Cập nhật: 10/03/2021 15:28
Người đăng: Nguyễn Trang | 1626 lượt xem

Đi du lịch cần mang theo thuốc gì? Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến và cùng tìm hiểu trước khi chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch dài ngày. Dưới đây những giảng viên hàng đầu Khoa Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ bật mí đến mọi người về tất tần tật những thông tin liên quan ở trên.

Khi đi du lịch cần mang theo thuốc gì là tốt nhất?

Đi du lịch cần mang theo thuốc gì? Quá trình chuẩn bị thuốc mang theo khi đi du lịch, những vật dụng sơ cứu cá nhân là rất cần thiết. Vấn đề sức khỏe phát sinh ở trong chuyến đi sẽ có thể khiến cho bạn không thể nào hưởng được trọn vẹn cuộc vui, bên cạnh đó có thể sẽ khiến bạn mất đi những khoản chi phí khác. Đi kèm với đó là bạn có nguy cơ mua phải những loại thuốc kém chất lượng ở các địa phương khác.

Dưới đây những giảng viên hàng đầu của Cao đẳng Y Dược TP HCM sẽ bật mí đến với mọi người về tất tần tật những loại thuốc mà mọi người nhất định phải chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch xa gồm có:

1. Thuốc chống say tàu xe/ máy bay

Khi đi du lịch đồng nghĩa với việc mọi người cần phải di chuyển bằng những phương tiện khác nhau. Nhằm giảm bớt đi được cảm giác nôn nao, hoặc có thể phòng ngừa được tình trạng say máy bay/ say xe thì các bạn cần phải chuẩn bị loại thuốc chống say có chứa Dimenhydrinate (khuyến nghị dùng loại thuốc Vomina 50). Dưới đây là một số loại thuốc chống say tàu xe/ say máy bay mọi người nên chuẩn bị trước mỗi chuyến đi du lịch gồm có:

>>> Tìm hiểu thêm một số thông tin:

Chuẩn bị thuốc say tàu xe/ say máy bay
  • Thuốc uống chống say xe Anerol;
  • Thuốc chống say tàu xe Vomina;
  • Nước chống say tàu xe EASYLONG;
  • Nước chống say tàu xe DONGSUNG;
  • Viên uống chống buồn nôn Momvina;
  • Thuốc chống say tàu xe Nautamine.

2. Thuốc điều trị tiêu chảy

Một thực tế cho thấy thực phẩm gây ra xuất hiện rất phổ biến trong quá trình đi du lịch, đặc biệt là khi bạn đi trải nghiệm những món ăn độc đáo ở khu vực như Trung & Nam Mỹ, Châu Phi & Châu Á, hay là những món ăn đặc sản ở những tỉnh/ thành phố khác nơi mà các bạn đến. Khi đó, nhất thiết hãy chuẩn bị những sản phẩm Loperamid hay Bismuth Subsalicylate nhằm cầm tiêu chảy khi cần thiết. Berberin được biết đến là loại thuốc tiêu biểu nhất đối với bệnh tiêu chảy được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Ngoài ra, các bạn nên lựa chọn một số loại thuốc tiêu chảy khác như:

  • Thuốc trị tiêu chảy Diarsed;
  • Thuốc trị tiêu chảy Codein;
  • Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol;
  • Thuốc tiêu chảy Loperamide;
  • Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril.

3. Thuốc sổ mũi, thuốc cảm, giảm đau và thuốc hạ sốt

Trong trường hợp thay đổi điều kiện thời tiết, thay đổi về múi giờ hoặc khi cảm thấy mệt mỏi trong chuyến đi sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc phải những triệu chứng đau nhức, cảm sốt. Do đó, những loại thuốc giảm đau, hạ sốt mọi người nhất thiết phải chuẩn bị trong mỗi chuyến đi du lịch. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt các bạn nên lựa chọn để mang theo gồm có:

  • Hapacol Cảm Cúm;
  • Thuốc cảm, sổ mũi;
  • Hapacol CS Day;
  • Hapacol Capsules;
  • Hapacol CS Night;
  • Hapacol Flu Day;
  • Hapacol CF;
  • Hapacol 650 Extra;
  • Thuốc hạ sốt;
  • Hapacol Caps;
  • Hapacol 650;
  • Hapacol Đau Nhức;
  • Hapacol Sủi;
  • Hapacol Extra;
  • Hapacol ACE 500;
  • Hapacol Caplet 500;
  • Hapacol Blue.

4. Thuốc kháng Histamin điều trị bệnh dị ứng

trong mỗi chuyến đi du lịch bạn có thể gặp phải những thay đổi về thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ. Trong trường hợp gia đình hoặc bản thân của bạn dễ mắc phải những bệnh dị ứng, khi đó nhất định các bạn cần phải chuẩn bị những loại thuốc này.

Thuốc kháng Histamin sẽ có khả năng điều trị những triệu chứng dị ứng, nếu như bạn không muốn buồn ngủ, khi đó hãy mua những loại thuốc thế hệ mới như: Cetirizine, Terfenadine, Loratadine. Loại thuốc này sẽ có công dụng trong quá trình điều trị những triệu chứng như: nổi ban đỏ, sổ mũi, viêm mao mạch dị ứng, viêm da, viêm mô liên kết,... 

Theo đó, những loại thuốc kháng Histamin không cần phải kê toa các bạn cần phải mang đi trong mỗi chuyến du lịch nhằm phòng ngừa dị ứng bao gồm:

  • Cetirizine (Zyrtec);
  • Brompheniramine (Dimetane);
  • Clorpheniramin (Chlor-Trimeton);
  • Diphenhydramine (Benadryl);
  • Clemastine (TAVIST);
  • Loratadine (Alavert, Claritin);
  • Fexofenadine (Allegra).

5. Thuốc nhuận tràng/ Thuốc làm mềm phân

Khi thay đổi về thói quen ăn uống, tiêu thụ những loại thực phẩm khác nhau sẽ có khả năng gây nên tình trạng táo bón. Vì vậy, việc mang theo những loại thuốc nhuận tràng có chứa Bisacodyl, hoặc chất làm mềm phần như Docusate là rất cần thiết.

Chuẩn bị những loại thuốc nhuận tràng

Một số loại thuốc các bạn nên chuẩn bị bao gồm:

  • Thuốc Bisacodyl;
  • Thuốc Normacol;
  • Thuốc Macrogol;
  • Thuốc Forlax;
  • Thuốc Sorbitol.

6. Thuốc sát trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng từ vết thương hở

Nhằm có thể phòng ngừa được tình trạng nhiễm trùng từ những vết thương nhỏ ở ngoài da như: trầy xước, hoặc do trong quá trình cạo râu,... Trong những trường hợp này cần phải mang theo một số loại thuốc sát trùng đối với vết thương hở khi đi du lịch như:

  • Dung dịch sát trùng Betadine (thuốc đỏ);
  • Dung dịch sát trùng Vime Blue;
  • Dung dịch sát khuẩn Povidine;
  • Nacurgo xịt vết thương.

7. Thuốc mỡ/ Kem bôi ngoài ra chống nấm

Tình trạng nhiễm nấm ở trên bề mặt da như: nấm da chân sẽ xuất hiện nếu như bạn đi đến những nơi có khí hậu ấm áp hoặc ẩm ướt. Trong những trường hợp này các bạn cần phải chuẩn bị những tuýp thuốc có khả năng kháng nấm. Dưới đây là một số loại thuốc các bạn có thể chuẩn bị bao gồm:

  • Thuốc Terbinafine;
  • Thuốc Clotrimazole;
  • Thuốc Ketoconazol;
  • Thuốc Griseofulvin;
  • Thuốc Nizoral.

8. Những loại thuốc kê toa theo đúng chỉ định của các bác sĩ

Trước mỗi chuyến đi du lịch các bạn có thể đến gặp các bác sĩ nếu như đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, mục đích được kê đơn thuốc trong nhiều ngày và đảm bảo sử dụng trong suốt chuyến du lịch.

Trong trường hợp cần phải dùng đúng giờ, cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ về cách tính thời gian dùng thuốc khi di chuyển qua những vùng có múi giờ khác nhau. Hay khi bạn đến những quốc gia hiện tại đang có dịch bệnh như sốt rét, cần phải thông báo với các bác sĩ nhằm được chỉ định thêm một số loại thuốc phòng ngừa sốt rét và kể cả những hướng dẫn phòng bệnh cụ thể nhất.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải trao đổi rõ về mức độ tương tác của thuốc, thực phẩm có khả năng xảy ra, bởi một số món ăn lạ khi đi du lịch cũng có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc trong suốt quá trình sử dụng.

Ngoài ra, các bạn cũng cần phải mang theo bản gốc của những toa thuốc và cất giữ một nơi riêng, nhằm phòng ngừa trường hợp hành lý bị thất lạc, hoặc bị mất cắp thì vẫn có thể mua lại để tiếp tục quá trình điều trị.

Vậy, những loại thuốc trên được mang lên máy bay hay không?

Đối với trường hợp bạn dùng những thuốc có chứa hoạt chất cần được kiểm soát như: thuốc an thần, hoặc thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Narcotic. Mọi người hãy mang thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ nhằm chứng minh đó là thuốc điều trị cần sử dụng.

Nếu không, sẽ có một số quốc gia sẽ không được phép bạn mang các sản phẩm này lên máy bay, hoặc không cho phép bạn được trở về nước. Những điều này có liên quan đến pháp luật.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải có thư xác nhận từ phía các bác sĩ khi dùng thuốc dùng đường tiêm khiến cho bạn cần phải mang theo ống và kim tiêm. Những nhãn thuốc được dán ở trên lọ/ chai/ túi cũng cần phải tuân theo đúng chỉ định.

Tốt nhất mọi người nên dùng thuốc nguyên trong sản phẩm của phía nhà sản xuất. Một số quốc gia sẽ có các yêu cầu về nhãn thuốc theo toa khi đựng ở trong những bao bì lẻ mà các bạn cần phải tuân thủ. 

Hy vọng với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về việc nên đi du lịch cần mang theo thuốc gì. Nếu như các bạn không am hiểu hãy đến gặp các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898