Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Giải thích rõ về hiện tượng bị bóng đè

Cập nhật: 11/03/2021 11:24
Người đăng: Nguyễn Trang | 1030 lượt xem

Bóng đè là một trong những hiện tượng chắc hẳn ai đó cũng đã gặp phải và cảm thất rất khó chịu vì không thể nào khống chế lại được. Vậy, nếu khi bị bóng đè các bạn nên làm để khắc phục? Những chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Giải thích hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè là gì? Bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (là chứng liệt thân khi ngủ), đây là tình trạng khi bạn cảm giác toàn thân không thể nào cử động được mặc dù tinh thần vẫn đang rất tỉnh táo. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể chuyển gia giữa những giai đoạn thức và ngủ. Trong trường hợp này các bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hoặc nói năng gì được trong tầm khoảng vài giây hoặc có thể đến vài phút.

Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bị bóng đè

Dấu hiệu chính bạn sẽ trải qua khi bị bóng đè là vẫn có khả năng nhận thức được môi trường xung quanh, nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện được. Dưới đây giảng viên của Khoa Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ bật mí đến với mọi người về những dấu hiệu nhận biết hiện tượng bóng đè, gồm có:

>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:

Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bị bóng đè
  • Không thể hít thở sâu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Đau nhức đầu hoặc có thể sẽ đau toàn thân.
  • Luôn cảm thấy sợ hãi cực độ.
  • Xuất hiện cảm giác như ngực bị thắt lại.
  • Không thể mở mắt được.
  • Luôn tưởng tượng như thấy có ai đó ở trong phòng và muốn làm hại mình.

Theo đó, thời gian bị bóng đè sẽ kéo dài không lâu, chỉ từ khoảng vài giây hoặc vài phút. Nhưng sau đó các bạn sẽ có cảm giác bất an, lo lắng quá mức và khó đi vào giấc ngủ.

Những đối tượng có thể bị bóng đè

Theo như dân gian đối với những người yếu bóng vía thường hay bị bóng đè. Nhưng khoa học đã ghi nhận thấy có khoảng tầm 4/10 người sẽ trải qua hiện tượng bóng đè. Tình trạng này sẽ phổ biến đối với người đang trong giai đoạn tuổi thanh thiếu niên. Hiện tượng này cũng có thể sẽ di truyền trong gia đình. Cũng có một số yếu tố được nhận định là có liên quan đến hiện tượng này như:

  • Tình trạng thiếu ngủ.
  • Chứng ngủ rũ.
  • Thường xuyên lạm dụng chất gây nghiện.
  • Chân bị chuột rút vào ban đêm.
  • Thường xuyên bị căng thẳng.
  • Giờ giấc ngủ thay đổi liên tục.
  • Những tác dụng của thuốc điều trị như thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Gặp ảo giác khi bị bóng đè

Như chúng ta nhận thấy hiện tượng bóng đè trở thành một trong những nỗi ám ảnh lớn vì sự xuất hiện của những ảo giác đáng sợ. Như phái Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, các ảo giác này thường rơi vào 3 nhóm chính cụ thể dưới đây:

+ Ảo giác sự xuất hiện: người bị bóng đè sẽ luôn cảm thấy như có ma quỷ, hay có người lạ xuất hiện bên mình. Theo đó, đối tượng này có thể đi vào phòng, đi lại xung quanh bạn hoặc có thể sẽ ngồi bên cạnh giường bạn.

+ Ảo giác thực thể: khi đó bạn có thể cảm nhận như có ai đó, hoặc thứ gì đó ấn mạnh lên vùng ngực hoặc ở bụng. Vì vậy, sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu, gần như không thể thở được.

+ Ảo giác vận động: ở trong trường hợp này, người nào bị bóng đè sẽ tưởng tượng mình như đang trôi ở trên sân, có trải nghiệm như “Hồn lìa khỏi xác”, bay lơ lửng,... Khi đó, các bạn sẽ thấy linh hồn hoặc tâm trí dường như đã rời khỏi cơ thể, đang chuyển động quan sát mọi thứ từ bên ngoài.

Ảo giác về sự xuất hiện của một người lạ, hoặc ma quỷ rất phổ biến đối với rất nhiều người trải qua hiện trưởng ngủ bị bóng đè.

Bị bóng đè có nguy hiểm hay không?

Tình trạng bị bóng đè sẽ đi kèm với những rối loạn giấc ngủ khác, trong đó gồm có chứng ngủ rũ. Đây được biết đến là một trong những dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát giấc ngủ, mức độ tỉnh táo, sẽ khiến cho bạn thường bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày, không thể nào kiểm soát được cơn buồn ngủ. 

Theo như các chuyên gia nhận định bóng đè thường không nguy hiểm, nhưng sẽ gây cho các bạn cảm giác hoang mang; sợ hãi. Nhiều người bị bóng đè có thể chỉ xuất hiện 1 - 2 lần trong đời, nhưng cũng có người sẽ trải qua hiện tượng này khoảng vài lần trong một tháng hoặc sẽ xảy ra thường xuyên.

Tìm hiểu về nguyên nhân bị bóng đè

Phía khoa học đã tìm ra nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bị bóng đè khiến, nhưng trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất đó là:

Bị rối loạn trong giấc ngủ

Cũng đã có nhiều quan niệm phổ biến cho rằng bị bóng đè chính là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí từ ma quỷ hoặc thần thánh gây ra. Nhưng những chuyên gia đã đưa ra được lời giải đáp có cơ sở khoa học rõ ràng có hiện tượng khá phổ biến này từ những giai đoạn giấc ngủ.

Hiện tượng bóng đè khi đủ ngủ xảy ra khi một phần của giai đoạn giấc ngủ REM (là giai đoạn cử động mắt nhanh hoặc giai đoạn ngủ mơ) sẽ xảy ra khi bạn còn thức. Giai đoạn cử động mắt nhanh là khi não hoạt động tích cực, những giấc mơ thường xuất hiện. Chỉ ngoại trừ cử động mắt, cơ trong lúc thở, khi cơ thể không cử động sẽ ngăn ngừa bạn không vô tình làm hại đến chính cơ thể của mình ở trong lúc mơ.

Hiện tại vẫn chưa nghiên cứu chính xác vì  sao giai đoạn ngủ REm đôi khi lại xảy ra khi bạn vẫn còn thức, nhưng cũng đã có một số nguyên nhân có thể liên quan gồm có:

  • Giờ giấc ngủ bị xáo trộn.
  • Không ngủ đủ giấc.
  • Mắc phải chứng ngủ rũ.

Bị chấn thương về tâm lý

Phía Tiến sĩ Clete Kushida ở Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Hoa Kỳ) cho rằng bên cạnh rối loạn trong chu kỳ giấc ngủ, hiện tượng bóng đè cũng có thể là triệu chứng ở một số bệnh tâm thần. Đối với trường hợp này người bị chấn thương tâm lý, hoặc bị trầm cảm cũng ghi nhận về số lần bị bóng đè ở mức độ cao.

Bên cạnh đó, hiện tượng bị bóng đè cũng thường xuyên xuất phát từ căng thẳng tâm lý hoặc do áp lực của công việc. Thói quen dùng nhiều đồ uống có cồn, hoặc thường hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng khiến cho mọi người gặp phải ảo giác khi ngủ và gây nên hiện tượng bị bóng đè.

Khi bị bóng đè mọi người nên làm gì?

Khi bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân bị bóng đè, mọi người cần phải tìm hiểu xem khi bị bóng đè thì cần phải làm gì để khắc phục được tình trạng này. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng bị bóng đè cụ thể như sau:

Giải pháp khắc phục tình trạng ngủ bị bóng đè

Giải pháp trở lại trái thái bình thường

Nếu như bị bóng đè, các bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và hoang mang. Khi đó, các bạn hãy nhớ đến một vài lưu ý như sau nhằm nhanh chóng trở lại được trạng thái như bình thường, gồm có:

- Chuyển động nhẹ: những cử động nhỏ như nắm hờ bàn tay, hoặc co ngón chân sẽ không quá khó khăn. Theo đó, các bạn cần phải cố gắng cử động cơ mặt bằng cách nhăn mặt, mím môi nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

- Tập trung vào hơi thở: khi rơi vào tình trạng bị bóng đè các bạn sẽ hoảng loạn khi đó sẽ làm tăng áp lực lên ngực, khiến cho việc giữ hơi thở đều trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các bạn cần phải tập trung vào hơi thở nhằm giữ bình tĩnh cho đến khi tình trạng này được kết thúc nhanh.

- Hãy cố nói chuyện: nếu như bị bóng đè, cổ họng của các bạn sẽ bị tê cứng, nhưng khi đó hãy cố gắng tập trung hết sức nhằm để nói ra được một điều gì đó. Hoặc nếu không các bạn hãy cố ho khan như một cách để tự mình đánh thức cơ thể.

- Cần giữ nguyên tư thế: khi có cảm giác như ai đó đè xuống, việc cố chống cự lại sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, các bạn hãy cố thả lỏng, tự mình trấn tĩnh bản thân bằng cách tự nhủ bản thân rằng “Mọi chuyện sẽ nhanh qua thôi”.

Giải pháp điều trị khi bị bóng đè

Trong trường hợp bạn không thể cử động được hoặc không nói chuyện được trong vòng vài giây hoặc vài phút khi ngủ hay thức thì đó chính là triệu chứng của hiện tượng bóng đè. Bởi đây không được xem là căn bệnh nên mọi người không phải quá lo lắng. Nhưng, hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ nếu gặp phải một trong những dấu hiệu như:

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi cả ngày.
  • Luôn cảm thấy lo lắng quá độ.
  • Không thể ngủ suốt cả đêm.

Các bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề mà phía các bác sĩ có thể trao đổi với mình nhằm giúp chẩn đoán vấn đề một cách chính xác hơn. Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về những rối loạn giấc ngủ gần đây của bạn.
  • Yêu cầu cần phải mô tả lại những gì đã xảy ra khi bạn bị bóng đè.
  • Đưa ra nhật ký giấc ngủ trong những tuần gần đây.

Chia sẻ những giải pháp phòng ngừa tình trạng bị bóng đè

Đa phần những trường hợp bị bóng đè sẽ tự khỏi và không cần phải tìm ra giải pháp điều trị. Nhưng việc tác động vào những nguyên nhân gây bóng đè sẽ giúp cho các bạn cảm thấy bởi lo lắng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục hợp lý nhất, mọi người có thể tham khảo bao gồm:

+ Cần phải điều chỉnh giấc ngủ hợp lý: một giấc ngủ phải từ  7 - 9h/ đêm và giờ ngủ không quá thường xuyên thay đổi, khi đó sẽ giúp cho các bạn ổn định về giấc ngủ và cải thiện rõ về tình trạng sức khỏe.

+ Giảm thiểu được tình trạng căng thẳng trong cuộc sống: điều chỉnh lịch làm việc, nghỉ ngơi sao cho phù hợp nhằm lấy lại được mức độ cân bằng cho bản thân. Mọi người cần phải tìm những giải pháp thư giãn tại chỗ như nghe nhạc, đọc sách hoặc tạo riêng cho mình được một thời gian thư giãn bằng một chuyến đi nghỉ mát.

+ Điều trị những rối loạn giấc ngủ: nhằm có thể chấm dứt được cảm giác sợ hãi khi bị bóng đè, mọi người nên điều trị tận gốc, điều trị dứt điểm những rối loạn giấc ngủ của mình đang gặp phải.

Ngủ bị bóng đè sẽ không còn là nỗi sợ hãi nếu như các bạn đã hiểu rõ và biết được cách xử lý khi tình huống này xảy ra. Cần phải đảm bảo về giờ giấc sinh hoạt - ngủ nghỉ phù hợp nhằm tránh được những nguy cơ khác có liên quan về giấc ngủ.

Hy vọng những thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ ở bài viết ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về hiện tượng bóng đè là gì và những giải pháp khắc phục hiệu quả. Khi tình trạng này không được cải thiện, khi đó các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám cụ thể

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898