Atropine là loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh gì? Liều lượng thuốc này được chỉ định như thế nào? Đây là những thông tin mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn.
Thuốc Atropine là gì?
Thuốc Atropine gây nhiều tác động trong cơ thể, trong đó bao gồm làm giảm tình trạng co thắt đường tiêu hóa, ống mật, bàng quang. Nhằm có khả năng kiểm soát được những trình trạng như: bàng quang co thắt, viêm đại tràng, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, viêm túi thừa, đau co thắt ở thận và mật, hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày tá tràng.
>>> Tìm hiểu tác dụng của một số loại thuốc:
- Albuterol - Công dụng & Cách sử dụng thuốc an toàn
- Công dụng của thuốc Alka-Seltzer® như thế nào?
- Tìm hiểu công dụng thuốc Adalat® điều trị bệnh
Thuốc Atropine cũng có khả năng làm giảm quá trình bài tiết của nhiều cơ quan, vì vậy có khả năng kiểm soát được những tình trạng như: tiết dịch ở tuyến tụy quá mức, tiết axit dạ dày quá mức, giảm dịch tiết của mũi, tuyến nước bọt, dạ dày trước khi tiến hành phẫu thuật, làm khô chất nhầy được sản sinh quá mức có liên quan đến bệnh tật, bị dị ứng hoặc là bị nhiễm trùng.
Thuốc Atropine được chỉ định điều trị những triệu chứng cứng, run, tiết nước bọt và bị đổ nhiều mồ hôi quá mức do mức bệnh Parkinson. Thuốc này cũng có khả năng tác động lên tim. Atropine sử dụng trong quá trình phẫu thuật nhằm duy trì chức năng của tim, đối với những trường hợp khẩn cấp có liên quan đến tim, điều trị tình trạng rối loạn về tim.
Atropine cũng được các bác sĩ chỉ định sử dụng để kiểm soát lại những giai đoạn thay đổi về tâm trạng do những khối u não. Thuốc này còn có tác động lên mắt, trong những chế phẩm điều trị dành cho mắt.
Ngoài ra, những tác dụng khác đi kèm của thuốc Atropine không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người sẽ chỉ định liều lượng thuốc tương ứng.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Atropine như thế nào?
Mọi người hãy tuân thủ quá trình dùng thuốc Atropine theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Trong trường hợp gặp bất kỳ vấn đề gì, hoặc không hiểu rõ về quá trình dùng thuốc an toàn khi đó hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Mọi người hãy uống thuốc Atropine cùng với một ly nước đầu. Thuốc này cũng có dạng tiêm và dạng nhỏ mắt. Liều lượng thuốc này sẽ được chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người.
Cần phải nhanh chóng báo cáo với các bác sĩ nếu như tình trạng bệnh lý không thuyên giảm, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau thời gian dùng Atropine. Hoặc nếu như gặp phải những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, khi đó hãy đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế đế được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Tác dụng phụ của thuốc Atropine
Trong thời gian dùng thuốc Atropine mọi người có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng, cần phải ngừng dùng thuốc Atropine và phải đi cấp cứu, cụ thể:
- Nhịp tim đập bất thường/ nhanh.
- Đau mắt.
- Xuất hiện một số phản ứng dị ứng như: sưng môi/ lưỡi/ mặt, bị hẹp cổ họng, khó thở, nổi phát ban.
- Một số trường hợp bị nổi phát ban hoặc đỏ da.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Atropine cũng có thể xảy ra. Mọi người cần phải tiếp tục dùng Atropine và báo cáo với bác sĩ nếu như:
- Cơ thể bị suy nhược, căng thẳng.
- Đau nhức đầu, chóng mặt hoặc đầu óc trong trạng thái lâng lâng.
- Khó tiểu tiện.
- Thay đổi về vị giác.
- Gây cảm giác buồn nôn, đầy hơi, táo bón và ợ hơi.
- Bị mở mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng và giãn đồng tử.
- Một số trường hợp bị nghẹt mũi, khô miệng và bị nghẹt.
- Giảm tình trạng tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian cùng thuốc Atropine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Do đó, mọi người hãy tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc này của các bác sĩ. Nếu như xuất hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe thì mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Atropine
Trước khi sử dụng thuốc Atropine mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nói với bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với những thành phần có trong thuốc Atropine, hoặc các thành phần có trong những loại thuốc khác.
- Báo cho bác sĩ được biết nếu như đang dùng những loại thuốc được kê đơn và không được kê đơn. Đặc biệt là những loại thuốc ho, thuốc cảm, các loại Vitamin, thuốc kháng Histamin.
- Trao đổi với các bác sĩ nếu như bạn đang thời gian mang thai hoặc cho con bú, hoặc có ý định mang thai. Nếu như phụ nữ đang mang thai trong thời gian dùng thuốc Atropine cần phải quay lại trao đổi ngay lập tức với các bác sĩ.
- Lập tức nói cho bác sĩ được biết nếu như bạn bị tăng nhãn áp.
- Hoặc những trường hợp cảm thấy thị lực của mình đang bị mờ dần trong quá trình điều trị với thuốc Atropine. Lưu ý, tránh dụi mắt ngay cả trong những trường hợp tầm nhìn của bạn bị mờ. Đồng thời, không được lái xe hoặc vận hành máy móc, trong trường hợp các bạn không nhìn thấy rõ.
Thuốc Atropine có khả năng tương tác ra sao?
Thuốc Atropine cũng tương tự những loại thuốc khác sẽ có khả năng làm giảm đi khả năng hoạt động, hay gia tăng thêm các tác dụng phụ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải liệt kê ra toàn bộ tất cả những loại thuốc đang dùng, trong đó gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn. Đồng thời, mọi người cần phải lưu ý không được tự ý ngừng dùng thuốc, tăng/ giảm hay kéo dài về thời gian dùng thuốc khi chưa được các bác sĩ cho phép.
Đối với một số loại thuốc nhất định sẽ không được chỉ định dùng trong mỗi bữa ăn, hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định khác, bởi sẽ có khả năng gây tương tác ảnh hưởng đến sức khỏe. Rượu, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng tương tác nhất định đối với thuốc. Do đó, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quá trình dùng thuốc này cùng với thức ăn, rượu và thuốc lá.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Atropine. Do đó, mọi người cần phải báo cáo rõ với các bác sĩ được biết nếu như đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe như:
- Bị tê/ ngứa ở vùng bàn tay/ chân.
- Gặp phải những vấn đề về tuyến giáp.
- Viêm loét đại tràng.
- Mắc bệnh gan.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bệnh trào ngược.
- Tăng huyết áp, hoặc gặp phải những vấn đề về bệnh tim, nhịp tim đập bất thường.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Bị hen suyễn, dị ứng hoặc mắc bệnh phổi mãn tính.
Thuốc Atropine được bảo quản như thế nào?
Mọi người cần phải bảo quản thuốc Atropine ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Nhưng cần phải những nơi có nhiệt độ ẩm ướt, hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Không được bảo quản thuốc này ở trong phòng tắm/ trong tủ lạnh nếu như chưa được cho phép. Đối với mỗi một loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản tương ứng, do đó mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ, hoặc tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc. Cần phải để thuốc Atropine tránh xa tầm với của trẻ em và những vật nuôi ở trong gia đình.
Lưu ý, không được vứt thuốc Atropine vào trong toilet, được ống dẫn nước khi chưa được cho phép. Đối với vấn đề này cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ, hoặc những người làm việc trong công ty xử lý rác thải để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Thuốc Atropine đã quá hạn sử dụng hoặc không dùng đến nữa đúng nơi quy định.
Những thông tin do những giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về thuốc Atropine và cách dùng an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.