Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin tức y dược

Phòng cấp cứu - Nơi của sự hiểm nguy rình rập

Cập nhật: 12/06/2018 11:39
Người đăng: Nguyễn Điêp | 2048 lượt xem

Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp làm việc tại các bệnh viện. Chúng tôi rút ra được một điều khi ở tại mỗi bệnh viện thì có hai nơi được cho là đầu sóng ngọn gió nhiều nhất: Một là khoa khám bệnh , hai là Khoa Cấp cứu.

Nói đến hai nơi này chắc chắn các bác sĩ và điều dưỡng là những người hầu như tiếp xúc với số lượng bệnh nhân và thân nhân nhiều nhất ở trong toàn bệnh viện. Họ sẽ phải ứng xử trước đó là muôn vàn những tình huống mỗi ngày. Bởi nên hộ sẽ thực sự luôn phải rất khéo léo và tinh tế uyển chuyển trước những người bệnh.

Phòng cấp cứu - Nơi của sự hiểm nguy rình rập

Có thể nói phòng khám là nơi tiếp nhận da số các bệnh nhân nhẹ hoặc là vừa đến khám . Còn phòng Cấp cứu là nơi chuyên xử lý khẩn cấp những ca bệnh thực sự rất nặng. Vì tính đặc thù trong công việc như vậy nên thành phần côn đồ hung hãn , có lúc còn mang theo những hung khí, vũ khí đến dọa dẫm. Hầu như thì phòng khám thường hiếm thấy sự gây sự tại nơi đây bởi nơi đây thường ít khi có tình trạng nóng và không có bệnh nhân tử vong. Hơn nữa thì phòng khám là nơi có rất nhiều người nên khó có thể hành sự được và nơi đây nếu như có cố tình gây sự thì cũng nhanh chóng bị khống chế ngay lập tức và thậm chí rất có thể sẽ được đưa lên trụ sở của công an để làm việc.

Nhưng khác với phòng khám thì tại phòng cấp cứu lại là nơi luôn tiếp đón những ca bệnh nặng và những biến chứng thực sự khó lường. Đây là nơi bệnh nhân sẽ tranh đấu giữa cái sống và cái chết nên cường độ làm việc của bác sĩ cùng với ekip tại phòng sẽ luôn ở trong tình trạng hối hả nên nhiều trường hợp côn đồ dễ dàng hành động. Bởi thời điểm này nhân viên của bệnh viện luôn rơi vào tình trạng tập trung toàn lực để có thể mong cứu sống bệnh nhân mà không có thời gian để kịp phản xạ lại những tình huống bạo hành. Nên mỗi khi rơi vào tình trạng như vậy các nhân viên chỉ còn biết bỏ chạy hoặc là không kịp phản ứng. Bởi vậy nên có thể coi đây là nơi có nhiều mối nguy hiểm rình rập nhân viên y tế nhất. Ngay cả phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm cũng có thể xảy ra ở phòng cấp cứu.

Phòng cấp cứu là nơi yêu cầu phải chịu áp lực công việc nặng nề và căng thẳng cũng như đòi hỏi chuyên môn cao… Nhưng không phải bác sĩ nào cũng đủ gan để có thể làm việc tại phòng cấp cứu. Ở trong một cuộc hội thảo về cấp cứu thì những thông tin nhận lại được đó là gần như đa số các bệnh viện công, bệnh viên tư tuyến dưới họ đều không hề mặn mà làm việc ở tại phòng cấp cứu, nên tình trạng chuyển ngay lên tuyến cao hơn thường được xảy ra. Những lý do được đưa ra khá thuyết phục bệnh nhân và người thân của bệnh nhân đó là ở tuyến trên bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn và có nhiều y bác sĩ giỏi về cấp cứu hơn.

Phòng cấp cứu - Nơi của sự hiểm nguy rình rập

Nhưng tất cả mọi người đều hiểu rằng chuyển bệnh cấp cứu đi sẽ bớt được những áp lực chuyên môn cũng như tài chính, xã hội và kinh tế…Nên khi tổng kết cho thấy 2/3 các bệnh viện tuyến dưới tuyên bố có khoa cấp cứu nhưng ít hoạt động.

Trước đây khu vực TPHCM trong quá trình hình thành và phát triển cáp cứu thì nơi đây có hai bệnh viện chuyên về cấp cứu , đó là Trung tâm cấp cứu Trương Vương và Sài Gòn. Nhưng sau đó thì 2 trung tâm này đã trở thành một và qua đó toàn bộ bác sĩ cấp cứu ngoại viện ở cả hai trung tâm cấp cứu đã tập chung vào thành một nơi. Số bác  sĩ, điều dưỡng thời điểm đó đã trên dưới 60 người. Nhưng vài năm sau đó thì con số này đã giảm đi một nửa và đến giờ thì con số đó còn giảm đi ít hơn nhiều.

Dù được thành ủy rất quan tâm và ban lãnh đạo cấp cứu thành phố rất nỗ lực nhưng ở trong vấn đề duy trì và phát triển trung tâm cấp cứu nhưng nơi này vẫn đi xuống và rơi vào tình trạng thiếu nhân viên. Bác sĩ cấp cứu thì hiện cũng đã vẫn liên tục nghỉ việc.

Ngày trước là thế còn ngày nay khi tình trạng các ca bạo hành ngày càng có chiều hướng tăng ở khắp các bệnh viện diễn ra ở trên cả nước, những con đồ đã liên tục xông vào phòng cấp cứu và thậm trí đánh đạp bác y bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân. Tình trạng các y bác sĩ đã phải nhuộm đỏ áo trắng bởi máu không phải là ít , cũng có trường hợp bác sĩ tử vong. Đó chính là những nguy cơ liên quan đến tính mạng liên tục bị đe dọa.

Hơn nữa thu nhập của các nhân viên tại phòng cấp cứu khá eo hẹp trong khi công việc thì quá căng thẳng, nhiều lúc dẫn đến cực độ. Rất nhiều lý do khác đã khiến không biết bao nhiêu bác sĩ, diều dưỡng đã phải lựa chọn rời bỏ phòng cấp cứu lại luôn phải căng thẳng mình ra để làm việc. Nhưng cũng may hiện nay vẫn còn có những bác sĩ vẫn còn lòng yêu nghề nên vẫn có người làm việc tại phòng cấp cứu. Nhưng liệu rằng mai sau nếu chế độ đãi ngộ không thực sự được đúng mức thì chắc sẽ chưa có được một chế tài bảo vệ nhân viên y tế thì có lẽ sẽ có bác sĩ nào chịu làm ở phòng cấp cứu thuộc khu vực TPHCM nói riêng cũng như ở trên cả nước nói chung, tình trạng này sẽ ra sao?

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898