Chủng virus Bengal có tới 3 đột biến, được cho là có khả năng lây nhiễm Covid-19 cao hơn và nguy cơ kháng vắc xin.
Chủng Bengal là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở Ấn Độ. Các chuyên gia cho biết biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn và đang lan rộng nhanh chóng.
Dịch Covid-19 ở Ấn Độ đang bùng nổ với tốc độ nhanh chưa từng có trên thế giới. Ngày 26/4, số ca nhiễm mới là 350.000 người, con số cao nhất đối với bất kỳ quốc gia nào từ trước đến nay và số ca tử vong cũng đang tăng lên mỗi giờ.
>>> Cập nhật thêm các bản tin tức mới nhất:
- ẤN ĐỘ: Nhiều bệnh nhân chết thảm trước cửa bệnh viện
- 6 dấu hiệu sớm cảnh báo đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19
- Sau tiêm vaccine Covid-19, 6 người Thái có phản ứng giống đột quỵ
Giữa lúc này, một biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 đã được phát hiện ở Bengal, Delhi và Maharashtra, khiến giới chuyên môn lo lắng.
Chủng Bengal - biến thể đột biến ba là gì?
Trong chủng Bengal, ba đột biến của virus kết hợp với nhau để tạo thành một biến thể mới được đặt tên là B.1.618.
Nhà khoa học Vinod Scaria, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp, cho biết biến thể B.1.618 đã được phân lập vào tháng 10/2020. Ngoài Ấn Độ, chủng này cũng xuất hiện ở Mỹ, Singapore, Phần Lan, Thụy Sĩ.
Theo ông Scaria, số ca nhiễm biến thể đột biến ba đã tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây ở Bengal. Tuy nhiên, ông cho rằng, còn nhiều điều chưa biết về biến thể này, cần phải có thêm các nghiên cứu.
Mức độ nguy hiểm
Các chuyên gia cho biết biến thể B.1.618 của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh nhanh chóng.
Các chuyên gia lo ngại biến thể mới có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Trong chủng B.1.618 có đột biến E484K, giúp virus né tránh hệ miễn dịch.
Theo các chuyên gia, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. E484K cũng được tìm thấy trong các biến thể của virus ở Brazil và Nam Phi.
Nhà nghiên cứu Sreedhar Chinnaswamy, Viện Gene Y sinh Quốc gia bày tỏ lo ngại: “Bạn có thể không an toàn với biến thể B.1.618 ngay cả khi đã tiêm phòng hoặc từng mắc bệnh một lần”.
Vẫn còn bí ẩn
Tiến sĩ Madhukar Pai nhấn mạnh vắc xin cần tiếp tục được điều chỉnh. Để làm được điều đó, giới chuyên môn phải tiến hành tìm hiểu, giải trình tự gene virus.
Các chuyên gia đồng ý rằng biến thể mới được phát hiện ở Bengal có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác. Tuy nhiên, họ cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng chỉ riêng chủng này là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh Covid-19 trong bang.
Nhà di truyền học Partha Majumdar khẳng định mặc dù biến thể mới đang lan nhanh chóng, nhưng không thể liên quan đến sự gia tăng các ca Covid-19 ở Bengal.
“Chỉ 15% trong số những người bị nhiễm mang B.1.618 nên đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới số ca bệnh nhảy vọt”, ông Majumdar nói.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vietnamnet.vn!