Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin tức y dược

Hơn 500 giáo viên kêu cứu tại Đắk Lắk: Sự thật việc chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng?

Cập nhật: 12/06/2018 11:43
Người đăng: anbinh | 1308 lượt xem

Tiếp tục sự việc dôi hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk mới đây đã có rất nhiều người đứng ra tố cáo về việc được đứng trên bục giảng. Theo đó, họ phải làm luật với cò và hiệu trưởng, có những người mất cả hàng trăm triệu đồng.

Hơn 500 giáo viên kêu cứu tại Đắk Lắk: Sự thật việc chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng?

Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tập trung tại UBND huyện Krông Pắk để nói lên nguyện vong, tâm tư tình cảm nhưng đã không được phản hồi.

Hiệu trưởng kiêm “cò” xin việc

Thầy N.T.H (giáo viên hợp đồng dạy mỹ thuật tại 1 trường tiểu học) kể lại, để nhận vào làm việc, thầy H. phải chi đậm cho một lãnh đạo liên quan đến ngành giáo dục huyện Krông Pắk. Sau khi lãnh đạo huyện Krông Pắk bút phê trường hợp thầy H. thuộc trong chỉ tiêu biên chế, về trường, thầy H. tiếp tục chi 5 triệu - 10 triệu đồng để hiệu trưởng ký các hợp đồng ngắn hạn theo từng năm, đợi khi nào xét tuyển sẽ được nhận việc.

“Mặc dù mức lương của tôi chỉ 1 triệu đồng/tháng, nhưng trót bỏ ra hàng trăm triệu đồng chạy việc nên tôi “cố đấm ăn xôi”. Sau này tôi mới hay, trường hợp của mình không nằm trong chỉ tiêu biên chế, nên đòi lại tiền, nhưng bất thành” - thầy H. bức xúc. Thầy H cho biết thêm: Thầy bị chấm dứt hợp đồng vào năm 2013, khi đó, trường thầy công tác có 28 lớp với 2 giáo viên mỹ thuật, 3 giáo viên thể dục. Với cơ số là 5 giáo viên này, vốn dĩ trường đã không có đủ số tiết để thầy, cô dạy theo quy định. Nhưng năm sau, 2014, số lớp không tăng, mà ông hiệu trưởng mới vẫn ký thêm 2 giáo viên thể dục, 2 giáo viên mỹ thuật, dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên.

Không chỉ ký bừa tuyển dụng vô tội vạ, có hiệu trưởng tại huyện Krông Pắk còn bớt xén tiền lương giáo viên trong thời gian dài. Cô Lương Thu Hằng - giáo viên toán Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn)- đưa ra 2 bảng lương. Một bảng truy lĩnh lương hợp đồng của Trường THCS Ngô Mây dành cho giáo viên ký nhận, 1 bảng lương là của Trường THCS Ngô Mây thực nhận từ kho bạc. “Từ 8.12.2017, tôi nhận được 2.052.000 đồng, nhưng bảng lương ở kho bạc có chữ ký của hiệu trưởng thì lương của tôi là 9.675.000 đồng. Vậy khoảng chênh lệch kia đi đâu? “ - cô Hằng nói.

Tiền mất tật mang

Những trường hợp thầy, cô như thầy H. - chi hàng trăm triệu đồng cho “cò” và hiệu trưởng nhưng đến nay, việc làm vẫn không có và số tiền “lo lót” các thầy, cô cũng không lấy lại được - không phải là ít. Nhiều giáo viên khi trò chuyện với PV thừa nhận, họ hiểu rằng, việc chi tiền xin việc là sai quy định, nhưng tin “cò” bởi kinh nghiệm và uy tín tại địa phương (!?). Đến khi sự việc đổ bể, không ít giáo viên có tâm lý e dè, lo lắng bởi trót đưa tiền xin việc và không muốn rắc rối đến pháp luật.

Như anh D. - có vợ là giáo viên tại xã Hòa Tiến từ năm 2014 đến nay. Thông qua các giáo viên cùng trường giới thiệu, anh D. biết đến người phụ nữ tên Khôi hứa chạy vào biên chế cho vợ anh với số tiền 200 triệu đồng. “Các lần giao tiền, vợ chồng tôi đều yêu cầu chị Khôi làm giấy viết tay với nội dung… vay nợ. Khi nhận quyết định trong chỉ tiêu biên chế, chị Khôi giữ lại giấy vay nợ. Từ đó đến năm 2017, vợ chồng tôi phát hiện bị lừa nhưng đòi tiền lại không được” - anh D. kể.

Hơn 500 giáo viên kêu cứu tại Đắk Lắk: Sự thật việc chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng?

Nhiều giáo viên khẳng định phải chi tiền mới được vào biên chế.

Sự việc đã gây hoang mang mấy ngày gần đây, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý người sai trái theo đúng pháp luật. Cô Kim Hoa - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cho biết thêm.

Trong file ghi âm anh D. cung cấp cho PV về cuộc trò chuyện giữa anh và người phụ nữ tên Khôi với nội dung chính là đòi lại tiền chi xin việc. Người phụ nữ tên Khôi thừa nhận nhận tiền anh D. để lo lót cho đường dây xin việc từ huyện lên phố. Vì đã lo tiền cho đường dây chạy việc qua nhiều trung gian nên không thể trả tiền cho anh D.

“Bây giờ, khoản tiền 200 triệu chị nhận của em đã lo cho những người dưới này (tại huyện Krông Pắk) nhưng cũng chi cho những người trên phố (TP.Buôn Ma Thuột - PV) nên đòi lại cũng khó… Bản thân người nhận là chú L. trên phố có hứa nhận tiền nhưng giờ chú lại bị bệnh nặng nên cũng chịu. Tiền của em, chị đã lo hết rồi thì giờ ở đâu mà lấy lại được nữa!” - lời người phụ nữ nói với anh D.

Hiệu trưởng không thể phủi tay

Hơn 500 giáo viên kêu cứu tại Đắk Lắk: Sự thật việc chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng?

Giấy nhận tiền để xin việc do ông Huỳnh Bê - Hiệu trưởng THCS Ngô Mây - ký. 

Phản ánh của giáo viên tại huyện Krông Pắk về việc chạy tiền để vào biên chế sẽ được công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Tuấn Anh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk - về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động. Ông Trần Tuấn Anh phân tích: Sau khi huyện ký quyết định hợp đồng với giáo viên thì khi giáo viên về các trường trên địa bàn, lãnh đạo trường học sẽ phân bổ người lao động theo tình hình thực tế. “Trong bộ luật lao động, nhà trường - người sử dụng lao động phải đánh giá rõ chuyên môn, đạo đức của từng giáo viên. Nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động. Việc 208 giáo viên nhận thông báo chấm dứt hợp đồng vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế cũng tương tự. Việc này được hiểu là ngay từ đầu, họ đã không đủ tiêu chuẩn, nhưng bằng 1 lý do nào đó, họ vẫn được ký hợp đồng sai quy định. Bằng cách nào để được ký hợp đồng sai quy định thì cơ quan công an sẽ làm rõ trong thời gian tới” - ông Trần Tuấn Anh nói.

Theo ông Trần Tuấn Anh, ngay từ đầu, muốn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, công đoàn cơ sở nơi người lao động sinh hoạt sẽ có vai trò quan trọng; phối hợp với ban giám hiệu, chi bộ… đánh giá năng lực, hiệu quả để quyết định từng giáo viên có phù hợp với vị trí việc làm hay không, chứ không thể tuyển dư giáo viên rồi cho nghỉ hàng loạt. Các giáo viên đều là đoàn viên công đoàn nhưng khi xảy ra sự việc không thông qua tổ chức công đoàn để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình mà hành động bộc phát. Đó cũng là 1 bất lợi của người lao động.

Ông Trần Tuấn Anh phân tích thêm, chủ trương chấm dứt hợp đồng những giáo viên không nằm trong chỉ tiêu biên chế của tỉnh Đắk Lắk là 1 chủ trương đúng đắn để qua đó tin giản bộ máy cán bộ, viên chức, tránh lãng phí nguồn lực lao động, giảm ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, việc chấm dứt hợp đồng này cần lộ trình cụ thể; phương pháp thông báo, thuyết phục, đồng bộ để tránh gây tâm lý tiêu cực, bức xúc trong một bộ phận giáo viên và làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

 

Tin Liên quan
mot-so-bi-quyet-hoc-tot-nganh-y-duoc 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao Với đặc thù công việc có tính chất nhẹ nhàng, thu nhập ổn định thế nhưng với người hoạt động trong lĩnh vực ngành Y Dược cần phải nắm chắc kiến thức cũng như các kỹ năng ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường. Dưới đây là 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao bạn cần bỏ túi ngay. y-khoa-chung-minh-lay-vo-hon-tuoi-chong-ca-doi-hanh-phuc-giau-sang Y khoa chứng minh: lấy vợ hơn tuổi, chồng cả đời hạnh phúc giàu sang Mới đây Y khoa đã chứng minh rằng đàn ông lấy vợ hơn tuổi thì cả đời chồng sẽ sống hạnh phúc và giàu sang. Bởi suy nghĩ của phụ nữ luôn chín chắn hơn đàn ông. Vì thế ai lấy được vợ như vậy là tài sản vô cùng quý giá đó. hoc-cao-dang-duoc-ra-lam-gi-cao-dang-y-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-2021 Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 Ngành Dược là một trong những ngành có cơ hội việc làm cao. Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 với điều kiện gì? quy-trinh-thuc-hien-dieu-kien-thu-tuc-lam-ho-so-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin liên qua đến hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898