Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ghi nhận 9 người mắc trong đó 5 người tử vong vì Ebola.
Bốn trường hợp nhiễm virus còn lại, trong đó có con của bệnh nhân tử vong, đang được điều trị tại Bệnh viện Wangata, thành phố Mbandaka, Congo. Các bệnh nhân phát hiện từ ngày 18 đến 30/5, tuy nhiên chỉ được xác nhận có liên quan đến Ebola hôm 31/5, thông báo của UNICEF cho biết.
>>> Cập nhật thêm tin tức:
- BN91: Hồi phục phổi 40% và có phản xạ tốt hơn
- CẢNH BÁO: 7 thực phẩm chứa chất cấm người dân tuyệt đối không dùng
- Bệnh nhân 91 có tín hiệu tỉnh, cử động được ngón tay
Cùng ngày, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cảnh báo về bệnh Ebola trên trang cá nhân. Đây là đợt bùng phát Ebola thứ 11 trên thế giới từ trước đến nay.
Congo đang nỗ lực dập dịch. Trong 21 ngày qua, ổ dịch này không ghi nhận thêm trường hợp nào. Vì đây cũng là thời gian ủ bệnh của Ebola, WHO cho rằng có thể đợt bùng phát đã được kiểm soát. Song WHO quyết định chờ thêm 12 ngày để chắc chắn không còn người nhiễm virus.
Ebola khởi phát năm 2018 ở miền đông đất nước này, với 3.406 ca mắc và 2.243 ca tử vong
"Thông báo về các ca nhiễm mới được đưa ra khi miền đông Congo đang trong giai đoạn cuối của một đợt dịch kéo dài, khó khăn và phức tạp. Nước này cũng chiến đấu với Covid-19 và dịch sởi lớn nhất thế giới", WHO cho biết.
Hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm đầu tiên của Mbandaka, thành phố cách ổ dịch phía đông tới hơn 1.200 km. Trước đó, Congo đã ban bố lệnh hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan Covid-19.
Tiến sĩ Matshidiso Rebecca Moeti, giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết đợt bùng phát Ebola mới đặt ra nhiều thách thức. WHO cam kết phối hợp cùng Bộ Y tế Congo, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, sẵn sàng ứng phó và giải quyết.
"Với nhiều kinh nghiệm, chúng tôi phản ứng với dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn", ông Moeti viết trên trang cá nhân.
Bệnh Ebola gây sốt, xuất huyết, mệt mỏi và đau bụng. Khoảng một nửa số bệnh nhân đã tử vong. Virus truyền sang người từ bệnh nhân hoặc động vật mang mầm bệnh. Đợt bùng phát lớn nhất là vào năm 2014 tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, giết chết hơn 11.000 người. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công vaccine và phương pháp điều trị.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vnexpress.net!