Bệnh nhân 91 - Phi công Anh đang phụ thuộc ECMO, nếu rút máy có nguy cơ tử vong. Để ghép phổi, bác sĩ phải kiểm tra tổng trạng sức khỏe.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho hay, bệnh nhân 91 sẽ đi chụp phổi kiểm tra trước phương án điều trị tiếp theo. Kết quả CT scan sẽ đánh giá tổn thương phổi của người này để hội đồng chuyên môn hội chẩn có phương án điều trị tiếp theo.
>>> Cập nhật thêm thông tin mới nhất:
- Covid-19: “Việt Nam không còn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng”
- Bệnh viện Vinmec: Thực hiện xạ trị ung thư chuẩn tới từng milimet
- Covid-19: Bệnh nhân 91 hiện chỉ còn 10% phổi hoạt động
Đây là lần thứ 2 bệnh nhân chụp CT sau 2 tháng nằm viện. Lần đầu, kết quả ghi nhận hai phổi đông đặc, chỉ khoảng 10% vùng phổi hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong nếu ngưng máy ECMO. Bộ Y tế sau đó nhận định, chỉ có ghép phổi mới cứu sống được phi công Anh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, quá trình tiến hành chụp CT cho bệnh nhân rất vất vả. Lần đầu, viện phải đợi đến 21h, khi có ít người, tạm ngưng máy lọc máu, vận chuyển bệnh nhân cùng với hệ thống máy thở, máy ECMO đi chụp CT.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân là kết quả xét nghiệm SARS-nCoV-2 liên tiếp 10 ngày đều âm tính, có dấu hiệu khả quan hơn. Hiện, bệnh nhân được nằm yên, dùng thuốc an thần, siêu âm phổi ghi nhận đông đặc thùy dưới, phổi co nhỏ. Phổi trái đông đặc vùng sau dưới, có ít dịch màng phổi, tình trạng nhiễm trùng kiểm soát ở mức tạm ổn.
Tính đến nay, phi công Anh là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất. Anh bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine", tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Để điều trị, Bộ Y tế đã mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vietnamnet.vn!