Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tuyển sinh Cao Đẳng Điều Dưỡng năm 2024

Sự trăn trở của điều dưỡng viên: Nghề của sự tận tâm và lòng thương cảm  

Cập nhật: 11/03/2024 15:18
Người đăng: Nguyễn Điêp | 2380 lượt xem

Ngành điều dưỡng đang ngày càng thực sự trở nên quan trọng hơn bao giờ hết ở trong xã hội hiện đại ngày nay. Khi xã hội càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người cũng không ngừng tăng cao. Nhưng không phải ai cũng biết đến ngành này khi họ thường chỉ biết đến bác sĩ, y tá.

Những trăn trở của Điều dưỡng viên

Từ trước đến nay nhiều người vẫn quan niệm rằng nghề điều dưỡng viên là một trong những nghề nhẹ nhàng, đơn giản và không phải nắng dầm mưa. Nhưng đâu ai biết rằng khi phải tiếp xúc và nói chuyện với bệnh nhân là một trong những thử thách không hề đơn giản, dễ dàng.

Chúng tôi đến trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để tìm hiểu thêm về nghề điều dưỡng viên. Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là nơi có rất nhiều điều dưỡng viên tâm huyết với nghề và phải chịu những áp lực từ sự khó tính, nổi nóng và cáu gắt của các cụ đang sống ở đây.

Sự trăn trở của điều dưỡng viên: Nghề của sự tận tâm và lòng thương cảm  
Điều dưỡng viên của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Ngôi nhà của sự tình thương

Khi đến cổng Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặp vào mắt chúng tôi là những hình ảnh các điều dưỡng viên đang xoa bóp, đấm lưng và trò chuyện với các cụ trong này. Nhìn họ sống rất chan hòa và tình cảm, coi nhau như những thành viên trong gia đình. Các điều dưỡng luôn coi mình như những người con chứ không phải là tư cách người làm nghề. Các điều dưỡng viên luôn chăm chút phụng dưỡng như con cháu phụng dưỡng bố mẹ, ông bà của mình vậy.

Chắc chỉ có lòng yêu thương và sự tận tâm mới giúp các điều dưỡng viên có thể bám trụ nổi lấy nghề. Bởi nếu như sự quyết tâm không đủ lớn sẽ khiến họ dễ dàng bị gục ngã ngay thời điểm đầu. Rất nhiều người đã cho biết: “Nghề điều dưỡng viên là nghề bống trong một. Nghĩa là họ phải đảm dương bốn việc khác nhau cùng lúc. Chăm sóc bệnh nhân, tư vấn, truyền đạt thông tin và biện hộ cho người bệnh”.

Khi chúng tôi có tiếp xúc với chị Nguyễn Thu Trang, chị tâm sự: “Lúc đầu chị cũng không nghĩ mình sẽ đến với nghề, nó đến ngẫu nhiên và khi học chi thấy hay bởi nó có thể giúp đỡ người khác, đó cũng chính là một phần khiến cho chị cảm thấy yêu quý nghề và không dứt ra được”.

Sự trăn trở của điều dưỡng viên: Nghề của sự tận tâm và lòng thương cảm  

Nghề làm dâu trăm họ

Khi nói đến ngành điều dưỡng viên người ta thường nói nghề làm dâu trăm họ bởi tính chất công việc của nghề này là chăm sóc sức khỏe cho người khác. Ở trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thì phần lớn các đối tượng đưa vào đây là các cụ đã có tuổi. Có những cụ còn đi lại được nhưng có những cụ đã không còn khả năng đi lại. Có những cụ không còn làm chủ được bản thân, vệ sinh cá nhân, có người thì lại bị tai biến…. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau và tính cách khác nhau. Chính bởi thế mà trách nhiệm đè nặng lên vai người làm nghề điều dưỡng càng nặng. Nghề điều dưỡng cũng như một người chỉ huy của ban nhạc, họ phải điều hành chỉ huy một ban nhạc hỗn loạn âm thanh nhưng phải làm tất cả để tiếng nhạc đó tìm được sự dung hòa giữa các thành viên.

Nghề điều dưỡng luôn có tinh thần coi bệnh nhân như những người thân của mình, chỉ có thế mới dốc lòng dốc sức để dành sự quan tâm đặc biệt đến với các cụ. Phải luôn hiểu được rằng con người khi sinh ra một cá thể không ai giống ai và tính cách cũng vậy, nhất là những người lớn tuổi họ thường rất dễ tổn thương và nhạy cảm. Nên các điều dưỡng viên sẽ phải thường xuyên thăm hỏi và lăng nghe tâm sự với các cụ để các cụ có thể cảm thấy gần gũi hơn.

Các điều dưỡng chia sẻ: “Giờ các cụ già rồi nên mỗi người một tính không ai giống ai. Nhiều cụ khó tính, nhiều cũ dễ tính, có cụ lại cần phải chăm sóc riêng. Cụ dễ tính thì xoa bóp khoảng 15 phút, cụ khó tính thì làm lâu hơn và phải trò chuyện với các cụ thường xuyên hơn. Nhiều người mới vào nghề cũng luôn cảm giác sợ sệt khi lần đầu đối mặt với các cụ khó tính. Nhiều lúc các cụ quát mắng to tiếng và thậm chí là lăng mạ nhưng sau một thời gian chăm sóc, chia sẻ và tâm sự như người nhà các cụ đã hiểu dần lên và trở lên không khó tính nữa”.

Nhìn thấy các điều dưỡng viên vui tươi lên từ ánh mắt khi nhìn các cụ vui chơi và cười đùa tâm sự với nhau. Đó cũng chính là niềm vui, là năng lượng giúp họ yêu nghề, gắn bó với nghề từ lòng thương yêu.

Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898