Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Viêm amidan: Nguyên nhân, Triệu chứng & Phương pháp điều trị bệnh

Cập nhật: 08/03/2021 12:24
Người đăng: Nguyễn Trang | 1453 lượt xem

Viêm amidan được biết đến là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và rất nhiều người gặp phải. Để hiểu hơn về bệnh viêm amidan là gì, đâu là những triệu chứng nhận biết bệnh, mọi người cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh lý này ở bài viết dưới đây.

Amidan là gì?

Amidan gồm 2 tổ chức bạch huyết nằm ở phía sau ở hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Theo nhận định thì đây chỉnh là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng hai cách amidan ngăn chặn sự xâm nhập của những vi sinh vật gây bệnh như: nấm và virus, vi khuẩn, amidan tiết ra những  kháng thể để có thể chống lại nhiễm khuẩn  do những tác nhân gây bệnh.

Tìm hiểu về bệnh viêm amidan là gì

Viêm Amidan là bệnh gì 

Viêm amidan là một trong những căn bệnh phổ biến nhất thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây nên những triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, hoặc một số trường hợp không thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, diễn biến sẽ trở nên nặng hơn, hoặc có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận và bị viêm hệ hô hấp. Nhưng đôi khi bệnh lý này được chẩn đoán nhầm lẫn đối với những bệnh về được hô hấp.

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính thường gặp đối với trẻ ở độ tuổi từ 3 - 4 tuổi trở lên với những triệu chứng của amidan khẩu cái bị xung huyết, tiết nhiều dịch. Đây chính là những triệu chứng điển hình nhất ở giai đoạn đầu của viêm nhiễm. Bên cạnh đó, còn có thể có thêm những triệu chứng khác nhau như: sốt, amidan có những đốm trắng/ vàng, nổi hạch bạch huyết ở cổ và hàm, đau nhức đầu, đau tai.

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính có triệu chứng không điển hình và khá nghèo nàn. Đây chính là tình trạng viêm tái lại nhiều lần với những triệu chứng tương tự như: viêm amidan cấp tính, ngoài ra còn có những dấu hiệu khác đi kèm như:

Nguyên nhân & Triệu chứng nhận biết bệnh

6 nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan

Dựa vào những nền cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe, hốc bởi đây chính là môi trường thuận lợi để cho những tác nhân gây bệnh đối với cơ thể như: 

  1. Bị nhiễm những loại virus như: virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex, Virus Parainfluenza.
  2. Người mắc bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
  3. Hoặc có tiểu sử của người bệnh đã từng mắc hoặc đang mắc phải những bệnh về đường hô hấp nhiễm khuẩn như: ho gà, bệnh sởi,...
  4. Những người bệnh sử dụng những thực phẩm không được đảm bảo vệ sinh, đồ uống như: bia lạnh, nước đá, kem,...
  5. Môi trường sống bị ô nhiễm và nhiều khói bụi.
  6. Hoặc môi trường thay đổi đột ngột cũng dẫn đến tình trạng bị viêm amidan.

Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan

 

  • Người bệnh sẽ có hơi thở hôi, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu.
  • Khi nuốt sẽ có có cảm giác vướng ở cổ họng.
  • Bệnh lý này sẽ xảy ra ở trên nền thể trạng kém, gầy yếu, có thể nổi sốt về chiều.
  • Xuất hiện nhiều cơn ho khan, đặc biệt con ho có thể kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Do ho nhiều hơn sẽ sẽ gây nên tình trạng bị rát họng, giọng nói của người bệnh cũng có thể sẽ bị thay đổi.
  • Còn đối với trẻ nhỏ sẽ xuất hiện những triệu chứng khác như: chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, chán ăn, thở khò khè, nghe tiếng ngáy khi ngủ.
  • Hoặc thậm chí một số trường hợp mắc bệnh viêm amidan sưng to đến mức có thể gây chẹn họng, sẽ khiến cho người bệnh khó thở.

Phương pháp chẩn đoán & Điều trị bệnh viêm amidan

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm amidan

Nhằm để có thể xác định được bệnh viêm amidan so những những bệnh lý khác, vì vậy các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp như sau:

  • Khám bệnh: phía các bác sĩ sẽ sử dụng một loại đèn đặc biệt, nhằm soi chiếu trong những khoang của mũi, tai, họng nhằm tìm ra được ổ nhiễm khuẩn. Tiếp đến các bác sĩ sẽ tiến hành khám ở vùng cổ xem người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết hay không, nghe tiếng ran phổi và và tiến hành khám ở vùng lách có bị to hay không.
  • Xét nghiệm: tiến hành xét nghiệm máu toàn phần, xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng người bệnh, nhằm tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan

  • Đối với trường hợp viêm amidan ở mức độ nhẹ: phía người bệnh không cần thiết phải sử dụng những biện pháp điều trị như: cảm lạnh do virus gây nên.
  • Trường hợp viêm amidan nặng sẽ có 2 phương pháp điều trị như: thuốc kháng sinh, tiến hành phẫu thuật.
Những phương pháp điều trị bệnh amidan

Đối với thuốc kháng sinh sẽ phát huy được tác dụng trong quá trình sử dụng thuốc kê đơn theo đúng chỉ định của các bác sĩ trong những trường hợp viêm amidan cần điều trị tại ổ nhiễm khuẩn. Theo đó, phía người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh, tái khám theo đúng lịch hẹn nhằm sớm mang lại kết quả điều trị hiệu quả cao nhất.

Tiến hành phẫu thuật: phương pháp này được gọi là cắt amidan, đây chính là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo khi sử dụng khi người bệnh mắc amidan mãn tính, hoặc tái đi tái lại nhiều lần, hoặc với những trường hợp không đáp ứng được với những phương pháp điều trị khác, gây nên những biến chứng nặng cho người bệnh như: viêm tai mũi họng, khó thở, viêm cầu thận, khó nuốt và khó nói,... 

Đối với những kỹ thuật tiên tiến như hiện nay, kỹ thuật cắt amidan mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho người bệnh như: giảm chảy máu, giảm đau và nhanh phục hồi, những bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp cho người bệnh như: phẫu thuật khi người bệnh đã được gây mê có đặt nối khí bằng những phương pháp Anse, hoặc sử dụng dao điện đơn cực/ lưỡng cực, cắt amidan viêm bằng  do laser, Coblator, hoặc dao siêu âm,...

5 Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan

Nhằm để phòng bệnh viêm amidan, các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM đã chia sẻ đến mọi người về những phương pháp phòng bệnh như:

  1. Hãy thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt thật hợp lý.
  2. Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ mỗi ngày.
  3. Nên hạn chế lựa chọn những loại đồ uống, hoặc các thức ăn lạnh.
  4. Cần phải tránh dùng chung những vật dụng với người bị mắc bệnh viêm amidan như: cốc uống nước, thức ăn hoặc những đồ dùng cá nhân.
  5. Hãy tiến hành điều trị khỏi những bệnh về đường hô hấp như: viêm đường hô hấp dưới, viêm đường hô hấp trên.

Với những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh viêm amidan và các triệu chứng nhận biết bệnh. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với bệnh lý, khi đó các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị để tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Có thể bạn quan tâm:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898