Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tổng hợp chi tiết về các công dụng của dược liệu Hoàng đằng

Cập nhật: 13/03/2021 11:08
Người đăng: Nguyễn Trang | 1332 lượt xem

Dược liệu Hoàng đằng có công dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh? Liều dùng được chỉ định như thế nào? Toàn bộ những thông tin quan trọng này mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ hoặc các vị thầy thuốc uy tín để được hỗ trợ tư vấn kỹ.

Có 2 loại Hoàng Đằng ?

Trên thực tế cho thấy, Hoàng đằng có 2 loại đó là Fibraurea tinctoria & Fibraurea recisa. Có một số tác giả lại ghi nhận gộp chung là một, nhưng cũng có người phân thành 2 loại khác nhau. Cụ thể: 

Những thông tin chung của dược liệu Hoàng đằng
  • Fibraurea recisa Pierre: đây là loài cây mộc leo, to, thân cứng. Rễ và thân già có vỏ ngoài nứt nẻ, gỗ có màu vàng. Phần lá mọc so le, nhẵn, cứng, hình trái xoan haowjc mũi mạc, có 3 gân chính rõ ràng. Mặt trên lá có màu xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ các lá đã rụng, mọc thành chùm phân thành nhiều nhánh. Hoa nhỏ, màu vàng lục và có 3 cánh hoa. Quả hình trái xoan, khi chín sẽ có màu vàng và chứa một hạt hơi dẹt.

  • Fibraurea tinctoria Lour: khác với loài ở trên ở chỗ lá có mũi nhọn rõ hơn. Cụm hoa ngắn hơn, ít phân nhánh. Lá đài ngoài hình tam giác và mép lá nham nhở.

Mùa hoa quả của cả 2 loài này vào tầm tháng 3 - 7. 

Bộ phận sử dụng của Hoàng đằng

Cây Hoàng đằng được sử dụng rễ và thân, cành khi già sẽ được dùng để làm thuốc và thường thu hái vào tầm tháng 8 và 9. Sau khi thu hoạch, mang đi rửa sạch rồi tiến hành chế biến như sau:

  • Hoàng đằng sao: lấy Hoàng đằng phiến đem sao tới khô vàng.
  • Hoàng đằng phiến: tiến hành thái dược liệu thành phiến vát, dày khoảng 1 - 3mm, phơi hoặc tiến hành sấy khô. Nếu như phần rễ và thân khô thì mang đi ngâm, ủ mềm rồi thái phiến vát như ở trên, đem đi phơi hoặc sấy cho khô.

Thành phần hóa học có trong Hoàng đằng

Hoàng đằng có chứa những thành phần như fibrauin, palmatin và dehydrocolumbin.

Theo những tài liệu ở nước ngoài có nghiên cứu, rễ và thân của loại dược liệu này có jatrorrhizin, pseudo-columbamin, fibrauin, palmatin 2, fibralacton, fibranin, fibramin.

Hoàng đằng có công dụng như thế nào?

Những công dụng của dược liệu Hoàng đằng được liệt kê cụ thể như sau:

  • Kháng Trypanosoma.
  • Kháng khuẩn.
  • Chống sốc phản vệ.
  • Có công dụng với hệ thần kinh trung ương.
  • Công dụng đối với hệ tim mạch như đối kháng với loạn nhịp tim, hạ huyết áp,...

Nhưng những công dụng ở trên được tiến hành thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và ở trên các loài động vật, do đó cần phải có nhiều bằng chứng lâm sàng hơn nữa.

Trong Đông Y, Hoàng đằng có tính hàn, vị đắng, quy vào 2 kinh tâm và can. Vị thuốc này sẽ có công dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, lợi thấp, thông tiện.

Theo như kinh nghiệm dân gian, Hoàng đằng được sử dụng để làm thuốc bổ, điều trị chứng viêm tấy, tiêu chảy, sốt rét, nóng trong người, bệnh về gan, lở ngứa ngoài da, viêm tai chảy mủ, mắt đỏ có màng. 

Đối với hoạt chất palmatin sẽ có khả năng điều trị tình trạng đau mắt, viêm âm đạo do nấm, kiết lỵ, tiêu chảy. Tetrahydropalmatin clorua được tiến hành điều chế từ palmatin để làm thuốc an thần và giảm đau. 

Tại Trung Quốc, rễ Hoàng đằng mài với nước, sử dụng thoa ngoài da nhằm chữa mụn nhọt và bỏng, thân lá sẽ nấu nước tắm chữa đau lưng, còn nước sắc của loại dược liệu Hoàng đằng dùng để rửa vết thương.

Hướng dẫn liều lượng sử dụng của Hoàng đằng

Liều lượng hàng ngày của Hoàng đằng được chỉ định dùng 6 - 12g, sắc nước uống và nấu nước rửa ngoài da. Có thể sử dụng ở dạng viên hoặc dạng bột.

Những bài thuốc dân gian liên quan đến dược liệu Hoàng đằng

Phía các giảng viên của Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ đến với mọi người về một số bài thuốc dân gian có liên quan đến dược liệu Hoàng đằng cụ thể như sau:

Những bài thuốc dân gian liên quan đến dược liệu Hoàng đằng
  • Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gan do virus, viêm âm đọa, bạch đới và tiểu ra máu: Hoàng đằng + Mộc thông + Huyết dụ mỗi vị chuẩn bị 10 - 12g. Tiến hành sắc lấy nước uống.
  • Chữa lỵ amip và trực trùng: Hoàng đằng tán bột thành viên 0.01g. Ngày uống 10 - 20 viên.
  • Chữa kiết lỵ: Rễ Hoàng đằng mang đi phơi khô, thái nhỏ rồi tán thành bột. Vỏ thân cây mức hoa trắng nấu cùng với 2 lần nước rồi cô thành cao mềm. Mỗi lần sử dụng 6g bột Hoàng đằng, 1g cao mức hoa trắng, uống 2 lần/ ngày.

Cũng có thể sử dụng cao Hoàng đằng phối hợp cùng với cao cỏ sữa lá to làm thành viên khoảng 0.3g. Mỗi viên sẽ tương đương khoảng 1g Hoàng đằng khô, 0.5g cỏ sữa khô. Người lớn sẽ uống  6 - 8 viên/ ngày và chia thành 2 lần dùng. Trẻ em cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi sẽ được chỉ định uống 1 - 5 viên/ ngày.

Bên cạnh đó, viên palmatin clorua 0,02g cũng được sử dụng cho người lớn (uống 4 - 10 viên/ ngày), viên 0.005g cho trẻ em (uống 2 - 6 viên/ ngày). Theo đó, mỗi đợt sẽ dùng từ 5 - 7 ngày. 

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Hoàng đằng

Để dùng Hoàng đằng một cách an toàn và hiệu quả, các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc các thầy thuốc đông Y để được tư vấn cụ thể. Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khác mà bạn đang sử dụng có thể sẽ gây nên các tương tác không như mong muốn đối với dược liệu này.

Trong suốt quá trình sử dụng, nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường, khi đó hãy tạm ngừng dùng và cần phải báo cáo rõ với các bác sĩ/ dược sĩ.

Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, hay những người mắc bệnh có tính hàn, không nên sử dụng loại dược liệu Hoàng đằng.

Khả năng tương tác của Hoàng đằng như thế nào?

Hoàng đằng có khả năng tương tác cùng với một số loại thuốc khác, các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, Vitamin/ khoáng chất mà bạn đang sử dụng. Nhằm để đảm bảo an toàn hơn khi dùng và mang lại hiệu quả tuyệt đối, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Tổng hợp toàn bộ các thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đến với mọi người những công dụng của Hoàng đằng và một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh. Nhưng để mang lại an toàn nhất đối với sức khỏe, mọi người hãy trao đổi cụ thể mọi thông tin với các bác sĩ/ dược sĩ hay các bác sĩ Đông Y để được tư vấn rõ thông tin trước khi dùng. 

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898