Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tổng hợp những công dụng của dược liệu Hoàng cầm

Cập nhật: 12/03/2021 11:09
Người đăng: Nguyễn Trang | 744 lượt xem

Hoàng cầm được dùng để điều trị bệnh lý gì? Cách thức sử dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh? Toàn bộ những thông tin quan trọng này mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm được hỗ trợ tư vấn đầy đủ mọi thông tin trước khi dùng.

Tìm hiểu những thông tin chung liên quan đến dược liệu Hoàng cầm

Hoàng cầm được biết đến là một loài cây thảo, sống lâu năm và có chiều cao khoảng tầm 30 - 35cm. Rễ sẽ thuôn dài, màu vàng. Thân hình vương, phân thành nhiều nhánh và có thể sẽ nhẵn hoặc là có lông.

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

Tìm hiểu những thông tin chung liên quan đến dược liệu Hoàng cầm

Lá cây Hoàng cầm sẽ mọc đối, hình mác hẹp, đầu thuôn nhọn và mép nguyên. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, cuống ngắn hoặc là không có cuống.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành, đài hình chuông, hoa màu lam tím. Quả gần như hình cầu. Hoàng cầm được biết đến là loài cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát tại vùng núi cao như Sa Pa.

Các bộ phận dùng của dược liệu Hoàng cầm

Các vị thầy thuốc thường sử dụng rễ củ của cây để làm thuốc.

Tìm hiểu thành phần hóa học của Hoàng cầm

  • Bộ phận rễ có chứa flavonoid, chủ yếu là scutclarin, baicalein. bên cạnh đó, còn có nhiều Tanin nhóm pyrocatechic và nhựa.
  • Từ rễ củ Hoàng cầm, phía nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được 31 chất thuộc vào nhóm flavanon và flavon.
  • Những chất skulcapflavon II và wogonin có trong Hoàng cầm cũng có các chất có hoạt tính sinh học đáng chú ý.

Công dụng của Hoàng cầm khi điều trị bệnh như thế nào?

Các nghiên cứu về công dụng dược lý của loại dược liệu Hoàng cầm cho thấy:

- Có tính kháng khuẩn trên những vi khuẩn gram dương (cao ether của rễ).

- Ức chế sự tăng độ thấm của mạch.

- Kháng Histamin kháng Cholin, chống papaverin (baicalin và baicalein).

- Ức chế co bóp hồi tráng hoặc ở tử cung.

- Hạ huyết áp.

- Ức chế hoạt tính của cholesterol acetyltransferase, ức chế tạo thành cholesteryl ester.

Theo Đông Y, Hoàng cầm sẽ có vị đắng, tính lạnh, quy vào 5 kinh bao gồm tâm - phế - can đởm - đại trường. Theo đó, vị thuốc này sẽ có công dụng thanh nhiệt, cầm máu, táo thấp và an thai.

Hoàng cầm cũng được dùng nhằm điều trị tình trạng sốt cao kéo dài, phế nhiệt, cảm mạo, ho, lỵ, ung nhọt, tiểu gắt, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, chảy máu cam, băng huyết, bị vàng da,...

Trong Y học Trung Quốc, Hoàng cầm được sử dụng để làm thuốc an thần, thuốc bổ, chống co giật, trị rối loạn chức năng thần kinh trung ương, hạ sốt, động kinh, múa giật, chứng mất ngủ, nhất là trường hợp bị viêm cơ tim, thấp khớp cấp.

Bên cạnh đó, Hoàng cầm cũng được sử dụng để làm thuốc hạ sốt, viêm phế quản mạn, làm dịu được triệu chứng viêm phổi, dự phòng đối với bệnh dại, trị giun và lỵ.

Hướng dẫn liều lượng sử dụng dược liệu Hoàng cầm

Liều lượng Hoàng cầm mỗi ngày được chỉ định dùng 6 - 15g, sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.

Ngoài ra, rượu Hoàng cầm (bột Hoàng cầm 20g, cồn 70º đủ 100ml) được sử dụng để làm thuốc điều trị được những triệu chứng đau nhức đầu, mất ngủ. Mỗi lần uống khoảng tầm 20 - 30 giọt, mỗi ngày uống 2 - 3 lần.

Những bài thuốc dân gian của dược liệu Hoàng cầm

Dưới đây những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến với mọi người về các bài thuốc dân gian của dược liệu Hoàng cầm gồm có:

Những bài thuốc dân gian của dược liệu Hoàng cầm

+ Điều trị tình trạng viêm phổi chưa có biến chứng: sử dụng Hoàng cầm 12g, kim ngân, diếp cá, lô căn mỗi vị 20g, thạch cao 40g, liên kiều 16g, hạnh nhân, hoàng liên mỗi vị 12g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

+ Chữa hen phế quản: Hoàng cầm 12g, tang bạch bì, trúc lịch mỗi vị chuẩn bị 20g, bán hạ chế 8g, hạnh nhân 12g, ma hoàng 6g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

+ Chữa chảy máu do bị nhiễm khuẩn gây sung huyết chảy máu, viêm bàng quang cấp tính: Hoàng cầm 12g, liên kiều, hòe hoa mỗi vị 12g, hoàng bá, cỏ nhọ nồi, tỳ giải, trắc bá diệp, mộc thông mỗi vị 16g. Tiến hành sắc uống 1 thang/ ngày.

+ Điều trị tình trạng tiêu chảy cấp tính: Hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, cát căn, mộc thông mỗi vị chuẩn bị 12g, cam thảo, hoắc hương mỗi vị lấy 6g, hoàng liên 8g. Sử dụng sắc uống 1 thang/ ngày.

+ Chữa rong huyết: Hoàng cầm 12g, mẫu lệ 20g, thích quy bản 24g, sinh địa 16g, tông lư khôi, sơn chỉ, a giao, địa du, ngó sen mỗi vị chuẩn bị 12g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Tiến hành sắc uống mỗi ngày.

+ Điều trị chàm: Hoàng cầm 12g, đạm trúc diệp 16g, hoạt thạch, kim ngân hoa, sinh địa mỗi vị chuẩn bị 20g, hoàng bá, phục linh bì, bạch tiền bì, khổ sâm mỗi vị chuẩn bị 12g. Mang đi sắc uống mỗi ngày.

+ Điều trị tình trạng viêm họng: Hoàng cầm 12g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g, mạch môn, thiên hoa phấn, tang bạch bì mỗi vị 12g. Sắc uống 1 thang/ ngày.

+ Chữa lỵ cấp tính: Hoàng cầm 12g, mộc hương, binh lang, cam thảo mỗi vị 6g, kim ngân hoa 20g, hoàng liên 12g, đương quy, bạch thược mỗi vị 8g, đại hoàng 4g. Mỗi ngày dùng một thang để sắc uống.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng dược liệu Hoàng cầm

Nhằm để dùng Hoàng cầm một cách an toàn và có hiệu quả, các bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ, hay các vị thầy thuốc Đông Y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay các loại thảo dược các bạn đang dùng cũng có khả năng tương tác không như mong muốn đối với loại thảo dược này.

Trong suốt quá trình dùng Hoàng cầm, nếu như xuất hiện các triệu chứng bất thường, khi đó nên tạm ngừng dùng và báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ để tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu về mức độ an toàn của Hoàng cầm

Hiện tại chưa có đầy đủ thông tin về quá trình dùng Hoàng cầm trong thời gian mang thai và cho con bú. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại dược liệu Hoàng cầm.

Khả năng tương tác của Hoàng cầm

Dược liệu Hoàng cầm sẽ có khả năng tương tác cùng với các loại thuốc khác, thực phẩm chức năng hay các loại thảo dược mà bạn đang dùng. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, các bạn không nên hỏi ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào khác.

Toàn bộ các thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ rõ về dược liệu Hoàng cầm và các bài thuốc dân gian trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định ban đầu của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu. 

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898