Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu về mức độ tương tác của thuốc Ipriflavone

Cập nhật: 06/03/2021 11:12
Người đăng: Nguyễn Trang | 769 lượt xem

Ipriflavone có công dụng như thế nào trong việc điều trị bệnh? Liều lượng sử dụng được chỉ định như thế nào? Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.

Tìm hiểu công dụng của Ipriflavone

Đối với Ipriflavone được lấy từ đậu nành. Theo đó,  Ipriflavone được dùng để điều trị những bệnh lý như:

>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:

Tìm hiểu công dụng của Ipriflavone
  • Phòng ngừa tình trạng loãng xương do một số loại thuốc gây ra.
  • Phòng ngừa và điều trị xương yếu (loãng xương) đối với phụ nữ lớn tuổi.
  • Điều trị bệnh xương như bệnh Paget.
  • Giảm đau liên quan đến chứng loãng xương .

Ngoài ra, Ipriflavone cũng được dùng nhằm giảm mất xương do bệnh thận mãn tính (loạn dưỡng xương do thận), do tê liệt vì đột quỵ. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân đột quỵ bị liệt cơ xương yếu ở vùng bị ảnh hưởng, cũng có thể là do sự bất động cũng như thiếu hàm lượng Vitamin D. Ipriflavone cũng được dùng tăng quá trình trao đổi chất.

Ipriflavone cũng được dùng cho những mục đích sử dụng khác. Vì vậy, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn đầy đủ mọi thông tin trước khi sử dụng.

Cơ chế hoạt động của Ipriflavone ra sao?

Hiện tại, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về công dụng của thuốc Ipriflavone. Do đó, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thuốc này. Ipriflavone sẽ có khả năng phòng ngừa sự mất cân bằng xương, giúp cải thiện tác dụng của Estrogen trong việc ngăn ngừa loãng xương. Khi sử dụng phối hợp Estrogen, Ipriflavone có thể cho phép sử dụng liều lượng Estrogen thấp hơn ở phụ nữ sau mãn kinh.

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng Ipriflavone điều trị bệnh

  • Đối với xương yếu sau mãn kinh (loãng xương sau mãn kinh: chỉ định dùng 200mg Ipriflavone, dùng 3 lần/ ngày.
  • Đối với rối loạn xương - bệnh Paget: chỉ định dùng 600 - 1.200 Ipriflavone/ ngày.
  • Điều trị xương yếu do bệnh thận (loạn dưỡng xương): chỉ định dùng 400 - 600mg Ipriflavone/ ngày.

Liều lượng của Ipriflavone đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Liều dùng sẽ được chỉ định dùng dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác liên quan. Cũng có thể Ipriflavone sẽ không an toàn. Mọi người cần phải thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Theo đó, Ipriflavone sẽ được bào chế ở dạng viên nang.

Tác dụng phụ & Những lưu ý khi sử dụng Ipriflavone

Những tác dụng phụ khi sử dụng Ipriflavone

Trong thời gian dùng Ipriflavone mọi người có thể sẽ xảy ra những phản ứng như tiêu chảy, đau dạ dày, gây chóng mặt.

Trong thời gian sử dụng nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Những lưu ý quan trọng khi dùng Ipriflavone điều trị bệnh

Mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như:

+ Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, khi đó mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

+ Nếu như bạn đang sử dụng những loại thuốc khác, trong đó gồm thuốc được kê đơn hoặc không được kê đơn, các loại Vitamin/ khoáng chất, thảo dược cũng cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ.

+ Nếu như bạn bị dị ứng với Ipriflavone, hoặc những loại thuốc khác hay những loại thảo dược cũng nên trao đổi rõ với bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Trường hợp đang mắc phải bệnh lý nào khác, bị rối loạn hoặc các tình trạng bệnh nào khác cũng nên được xem xét.

+ Bạn đang gặp bất kỳ dị ứng nào khác như thuốc nhuộm, chất bảo quản, động vật hay những thực phẩm nào khác.

Mọi người cũng cần phải cân nhắc về những lợi ích khi dùng Ipriflavone cùng với những nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Đồng thời, cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Ipriflavone để điều trị bệnh.

Mức độ an toàn & Khả năng tương tác của Ipriflavone

Tìm hiểu về mức độ an toàn khi dùng Ipriflavone

Ipriflavone cũng có thể sẽ an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng với sự giám sát của nhân viên Y tế.

Ipriflavone cũng có khả năng làm giảm đi số lượng tế bào bạch cầu đối với những người sử dụng Ipriflavone trong hơn 6 tháng. Cần phải theo dõi về số lượng bạch cầu, nahats là người sử dụng Ipriflavone trong thời gian dài.

Hiện thống miễn dịch yếu: Ipriflavone có thể sẽ làm giảm đi số lượng tế bào bạch cầu của cơ thể, làm cho cơ thể rất khó chống lại nhiễm trùng. Điều này đặc biệt có liên quan đến người đã có một hệ thống miễn dịch yếu do AIDS, những loại thuốc được dùng nhằm phòng ngừa loại bỏ cơ quan sau khi cấy ghép, hóa trị hay những nguyên nhân khác. Hoặc nếu như bạn có hệ miễn dịch yếu, khi đó cần phải đến gặp các bác sĩ trước khi bắt đầu dùng Ipriflavone.

Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Hiện không có đủ thông tin về việc dùng Ipriflavone trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại thuốc này.

Khả năng tương tác của Ipriflavone như thế nào?

Ipriflavone có khả năng tương tác với các loại thuốc khác bạn đang dùng, hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Do đó, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng Ipriflavone.

Khả năng tương tác của Ipriflavone như thế nào?

Theo đó, những sản phẩm có khả năng tương tác với Ipriflavone gồm có:

Những loại thuốc thay đổi theo gan (những chất nền Cytochrome P450 1A2 (CYP1A2))

Một số loại thuốc được thay đổi và phá vỡ bởi gan. Ipriflavone có khả năng làm giảm đi tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc. Sử dụng Ipriflavone cùng với một số loại thuốc bị thay đổi bởi gan có thể làm tăng về tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trước khi sử dụng Ipriflavone, mọi người hãy báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào bị thay đổi bởi gan.

Theo đó, một số loại thuốc được thay đổi bởi gan gồm có: olanzapine (Zyprexa), pentazocine (Talwin), clozapine (Clozaril), cyclobenzaprine (Flexeril), imipramine (Tofranil), mexiletine (Mexitil), fluvoxamine (Luvox), haloperidol (Haldol), zileuton (Zyflo), zolmitriptan (Zomig), propranolol (Inderal), tacrine (Cognex), theophylline, và những loại khác.

Những loại thuốc thay đổi theo gan (những chất nền Cytochrome P450 2C9 (CYP2C9))

Một số loại thuốc được thay đổi bởi gan gồm có ibuprofen (Advil, Motrin), irbesartan (Avapro), amitriptyline (Elavil), diazepam (Valium), zileuton (Zyflo), glipizide (Glucotrol), losartan (Cozaar), tolbutamide (Tolinase), torsemide (Demadex), celecoxib (Celebrex), diclofenac (Voltaren), tamoxifen (Nolvadex), warfarin (Coumadin), fluvastatin (Lescol), phenytoin (Dilantin), piroxicam (Feldene), và những trường hợp khác.

Thuốc giảm hệ miễn dịch (Thuốc ức chế miễn dịch)

Ipriflavone sẽ có khả năng làm giảm hệ miễn dịch: sử dụng thuốc Ipriflavone cùng với những thuốc làm giảm hệ miễn dịch có thể làm giảm khả năng cơ thể miễn dịch. Nên tránh sử dụng Ipriflavone với thuốc giảm hệ miễn dịch.

Một số loại thuốc có khả năng làm giảm hệ miễn dịch gồm có daclizumab (Zenapax), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3), azathioprine (Imuran), basiliximab (Simulect), tacrolimus (FK506, Prograf ), sirolimus (Rapamune), prednisone (Deltasone, Orasone), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), mycophenolate (CellCept), corticosteroid (glucocorticoid) và những loại khác.

Theophylline

Cơ thể phá vỡ Theophylline nhằm để loại bỏ nó. Ipriflavone có thể sẽ làm giảm nhanh chóng cơ thể loại bỏ Theophylline. Sử dụng Ipriflavone cùng với Theophylline sẽ làm tăng tác dụng phụ của Theophylline.

Hy vọng với toàn bộ thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về Ipriflavone và công dụng tương ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định ban đầu của các bác sĩ/ dược sĩ.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898