Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh

Cập nhật: 22/03/2021 10:22
Người đăng: Trang thu | 2130 lượt xem

 

 

Phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh

Thời tiết trở lạnh khiến người già dễ mắc các bệnh xương khớp

Nguyên nhân đau xương khớp khi trời rét buốt

Giảng viên  Trần Nguyên Khôi - Khoa Vật Lý Trị liệu (Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn) cho biết khi thời tiết trở lạnh là nhiều người bị đau nhức xương khớp, nhất là với người cao tuổi. Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp nên cơ thể mỗi người thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng kiến việc lưu thông máu kém hơn như bình thường.Trời lạnh khiến cho không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu các vùng da này co lại khiếm giảm lưu thông của dịch khớp. Máu lưu thông đến các khớp xương bị hạn chế hơn như bình thường khiến cho các khớp thiếu máu nuôi dưỡng làm các màng hoạt dịch và sụn khơp bị kích thích gây nên đau nhức. Thực hiện 5 bước phòng bệnh sau đây để giảm việc đau xương khớp khi trời trở lạnh:

Tránh tâm lý lo lắng quá mức

Việc thay đổi nhiệt độ, áp suất của không khí ảnh hưởng đến áp lực bên trong khớp. Vì thế khi thời tiết trở lạnh sẽ làm đau khớp, nhức xương. Các mô da trên bền mặt cơ thể có xu hướng co rút, biểu hiện điển hình là hiện trượng nổi da gà khi gặp lạnh. Tình trạng co rút như thế này có thể gây triệu chứng đau vai gáy cấp, khớp gối hoặc những vùng xương bị tổn thương do tai nạn hoặc biến chứng. Những bệnh nhân thấp khớp có thể khng đứng dậy được hoặc không thể cử động, hoạt động như bình thường khiến  nhiều người trở nên hoang mang

Giữ ấm cho cơ thể

Thời tiết lạnh buốt dù là người có bệnh hay khỏe mạn đều cần phải giữ ấm cho cơ thể bằng các biện pháp như mặc đủ ấm, quàng khăn, đi găng tay, tất. Trước khi đi ngủ bạn cần giữ ấm hợp lý vì nhiệt độ thường hạ thấp khi về đêm và đầu sáng. Đặc biệt là các khớp ngón tay, chân là những khớp nhỏ nằm ở vị trí xa, máu khi lưu thông đến những bộ phận này sẽ lâu hơn những nơi khác vì  thế các khớp này sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn những nơi khác. Cần hạn chế để tay chân ẩm ướt, lạnh cóng. Nếu tiếp xúc với nước hoặc trời mưa thì nhanh chóng lau khô. Nếu khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần nhanh chóng làm nóng,ấm bằng nhiều cách khác nhau như chườm nóng hoặc làm ấm bằng máy sấy, ngâm nóng ở những vị trí đau. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trực tiếp như hơ lửa nóng vì sẽ làm cho cơ thể bị sốc nhiệt khiến cho vùng đó bị đau hơn hoặc tổn thương.

Phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh

 Giữ ấm cho cơ thể là biện pháp phòng bệnh an toàn nhất khi trời lạnh

Vận động thể dục thể thao hợp lý

Khi trời lạnh, con người thường lười vận động hơn bình thường nhất là với những người bị đau xương khớp. Bởi vì khi đau người bệnh càng sợ cử động hơn dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Vì thế trời lạnh hoặc bị đau khớp thì vận động nhẹ nhàng sẽ tốt hơn cho cơ thể.Triệu chứng đau nhức thường diễn ra vào buổi sáng và ở các khớp nhỏ nhất như đầu ngón tay, chân đến khớp gối hay vai. Vì thế trước khi rời khỏi giường, tập co duỗi ngón tay, chân hoặc xoa bóp vùng đầu gối, bả vai sẽ giúp giảm bớt cảm giác tê cứng. Duy trì các bài tập thể dục buổi sáng giúp cho cơ thể khỏe mạnh và duy trì được sức mạnh của cơ, gân, dây chằng. Đây là những bộ phận giữ vững khớp, góp phần giảm tải sức nặng tác động lên mặt khớp, gây đau khớp. Bên cạnh đó, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày.Với một số trường hợp khớp có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau, viêm cấp tính thì bạn nên hạn chế vận động, không nên xoa dầu, bóp rượu vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm. Lúc này điều bạn cần là sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc điều dưỡng viên, kỹ thuật viên vật lý trị liệu có kinh nghiệm

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Ngoài các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung thực phẩm có nhiều acid béo omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ, vitamin A, E, C trong các loại đậu, hạt, rau xanh, cà rốt, bơ... Hạn chế bia rượu hoặc các bữa tiệc thịnh soạn vì nó có thể biến chứng gây nên một cơn gout cấp (với những  người bị bệnh gout) và làm trầm trọng triệu chứng và cơn đau. Bạn Phương Nhung - sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ rằng bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở bàn tay, bàn chân. Đặc biệt nên dùng thức ăn ấm nóng vì sẽ bổ sung thêm nhiệt độ làm ấm cơ thể

Dùng thuốc theo chỉ định

Các thuốc giảm đau thông thường không kiểm soát được cơn đau trong vòng 1-3 ngày, các triệu chứng có khuynh hướng trầm trọng hơn. Nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả.Nếu gia đình, người thân bạn thường xuyên có người bị bệnh về khớp hoặc xương bạn có thể tham gia một lớp học về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hiện nay, có rất nhiều lớp học về đào tạo sức khỏe được mở ra nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân và những trung tâm này tuyển sinh liên tục. Tìm hiểu kỹ càng những triệu chứng bệnh để có biện pháp phòng tránh hợp lý vào những ngày lạnh.

Tìm hiểu thêm:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898