- Có nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ
- Phương pháp trị sốt cho trẻ nhỏ hiệu quả nhất
- Lý do nên học Cao đẳng Y Khoa năm 2018
Đau bụng là biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm
Làm thế nào để biết bé có bị ngộ độc thực phẩm hay không thì sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng - giảng viên trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn.
Chẩn đoán và làm xét nghiệm khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm có triệu chứng khá điển hình và dễ dàng nhận thấy. Với triệu chứng nhẹ, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ và có thể điều trị cho bé tại nhà và đảm bảo cấp nước cho đủ cho bé. Tốt hơn hết vẫn nên đưa con đến gặp bác sĩ để bác sĩ có thể khám và chữa trị cụ thể cho bé khi tìm ra nguyên nhân. Một số thông tin bạn nên cung cấp cho bác sĩ như bữa ăn gầy đây nhất bé ăn gì, bé có bị dự ứng với thực phẩm hay thức uống nào không, triệu chứng bố mẹ phát hiện khi thấy con mất nước đã lâu chưa, bị trong thời gian bao lâu...
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy mẫu phân và gửi đến phòng thí nghiệm để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng. Các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm được đào tạo để phân tích các mẫu phẩm và đo các chỉ số liên quan. Để làm việc được tại phòng thí nghiệm thì kỹ thuật viên ít nhất phải được đào tạo trình độ cao đẳng xét nghiệm.
Đưa bé đi khám bác sĩ khi phụ huynh nghi ngờ con bị ngộ độc thực phẩm
Bác sĩ có thể yêu cầu phân tích trong một số trường hợp cụ thể như:
- Bé vừa mới ra nước ngoài;
- Bé không khỏe;
- Bé đi ngoài phân có máu hoặc dịch nhầy;
- Tình trạng tiêu chảy của bé không thuyên giảm sau một tuần;
- Gần đây bé phải nằm viện hoặc đã điều trị bằng kháng sinh ;
- Nếu bác sĩ không chắc chắn rằng con bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng đường ruột (viêm dạ dày − ruột).
- Bé mắc phải một tình trạng bệnh lý khác, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch;
- Nếu bác sĩ không chắc chắn rằng con bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng đường ruột (viêm dạ dày − ruột).
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ đều sẽ thuyên giảm trước khi có kết quả xét nghiệm phân. Với những trường hợp nặng có thể gây biến chứng và vi khuẩn có thể gây thể gây hại đến một số bộ phận khác của cơ thể.
Nên đưa bé đi khám bác sĩ khi nào?
Với những trường hợp nhẹ bị ngộ độc thực phẩm thì trẻ sẽ có triệu chứng nhẹ đỡ hơn trong vài ngày. Quan trọng là các bậc phụ huynh cần phải phát hiện những dấu hiệu kịp thời khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Hoặc nếu có điều kiện phụ huynh có thể tham gia một số lớp học về cách chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các giáo viên ở đây sẽ hướng dẫn các sơ cứu kịp thời khi trẻ bị thương hoặc có dấu hiệu ngộ độc. Họ tuyển sinh liên tục vào nhiều khung giờ khác nhau để các bậc cha mẹ có thể sắp xếp thời gian theo học. Các bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ khi bé :Bé dưới 6 tháng tuổi; bé có những bệnh lý cơ bản khác như tim, thân hoặc tiền sử sinh non, bé sốt cao và không có dấu hiệu hạ sốt, bé mất nước, nôn mửa , đau bụng dữ dội,....
Bố mẹ phòng tránh ngộ độc bằng cách đơn giản nhất là đảm bảo thức ăn an toàn,vệ sinh, tránh cho bé ăn đồ ăn lạ khi bé có hệ tiêu hóa yếu và đưa bé đi bác sĩ hoặc điều dưỡng viên chuyên nghiệp khi bé có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn.