Bupivacaine là chất gây tê nhằm chặn những xung thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Nhưng tùy vào từng đối tượng bệnh lý khác nhau các bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng tương ứng để chữa trị bệnh hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Bupivacaine
Theo như lời chia sẻ các các bác sĩ Bupivacaine được biết đến là chất có khả năng gây tê để chặn được các xung thần kinh gửi tín hiệu đau lên não. Bupivacaine cũng được sử dụng nhằm gây tê cục bộ, gây tê một phần của cơ thể. Bupivacaine là chất gây tê ngoài màng cứng, sẽ được tiêm vào cột sống nhằm để gây tê trong quá trình sinh con, tiến hành phẫu thuật hay làm những thủ thuật Y tế khác. Chất này cũng được dùng trong nha khoa.
>>> Tìm hiểu thêm một số loại thuốc:
- Brimonidine - Liều dùng & Cách sử dụng thuốc an toàn
- Sử dụng thuốc Acetazolamide như thế nào an toàn?
- Amaryl - Công dụng & Cách dùng thuốc an toàn
Bên cạnh đó, Bupivacaine cũng được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh lý khác nhau. Nhưng tùy vào từng đối tượng bệnh lý cũng như độ tuổi khác nhau để chỉ định được liều lượng tương ứng.
Liều dùng Bupivacaine điều trị bệnh
Trước khi kê đơn Bupivacaine các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể về tình trạng sức khỏe, bệnh lý và dựa vào từng độ tuổi khác nhau để kê đơn tương ứng. Theo đó, liều Bupivacaine được chỉ định cụ thể như sau:
Liều Bupivacaine dành cho người lớn
Liều điều trị gây tê cục bộ:
- Đa phần liều duy nhất được chỉ định có thể sẽ đạt 175mg, hoặc cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng cá nhân.
- Liều dùng có thể sẽ được lặp lại mỗi 3h.
- Liều dùng Bupivacaine tối đa được chỉ định 400mg mỗi 24h.
Liều dùng Bupivacaine dành để gây tê khi sinh mổ: sẽ chỉ định tiêm Bupivacaine trong Dextrose, gây tê tủy sống với liều 7.5 - 10.5mg tương ứng từ 1 - 1.4ml.
Liều dùng Bupivacaine dành cho trẻ em
Liều Bupivacaine gây tê cục bộ:
- Gây tê ngoài màng cứng: chỉ định dùng 1.25mg/kg/liều.
- Gây tê xương cùng: dùng liều 1 - 2.7mg/kg.
Liều tiêm truyền:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi: dùng liều 0.2 - 0.25mg/kg/giờ.
- Trẻ sơ sơ > 4 tháng tuổi và trẻ em: dùng 0.4 - 0.5mg/kg/giờ.
- Tiêm dung dịch Bupivacaine trong Dextrose: sẽ không được chỉ định đối với bệnh nhân < 18 tuổi.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Bupivacaine an toàn
- Đối với Bupivacaine sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp vào, hoặc gần với khu vực cần được gây tê. Bệnh nhân sẽ được tiến hành tiêm tại phòng khám nha khoa/ bệnh viện.
- Đối với trường hợp gây tê màng cứng, chỉ định tiêm Bupivacaine vào cột sống giữa hoặc ở vùng dưới lưng.
- Dùng Bupivacaine trong thủ thuật nha khoa, chất này sẽ được tiêm trực tiếp đến vùng miệng, sát với răng sẽ được bác sĩ nha khoa thực hiện.
- Nhịp thở, nồng độ oxy, huyết áp hay dấu hiệu sinh tốn khác đã được theo dõi chặt chẽ trong khi các bạn được tiêm Bupivacaine.
- Đối với một số thuốc gây tê ngoài màng cứng sẽ có mức độ ảnh hưởng lâu dài, hoặc vĩnh viễn đến một số quá trình của cơ thể như: khả năng kiểm soát ruột/ bàng quang, chức năng tình dục, quá trình cử động hoặc cảm giác ở chân hoặc bàn chân. Mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ về những nguy cơ tổn thương đến hệ thần kinh bởi Bupivacaine gây nên.
Những tác dụng phụ khi dùng Bupivacaine
Những tác dụng thường gặp khi dùng Bupivacaine đáng phải kể đến bao gồm: nôn mửa, đau đầu, đau lưng, chóng mặt hoặc xuất hiện những vấn đề về chức năng tình dục.
Mọi người cần phải gọi cấp cứu nếu như dùng Bupivacaine gặp bất kỳ những phản ứng dị ứng như: nổi phát ban, hoặc có thể sẽ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu; hắt hơi, khó thở; hoa mắt chóng mặt nặng, nôn mửa; sưng mặt/ môi/ lưỡi/ họng.
Cần phải trao đổi với các bác sĩ nếu như xuất hiện những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Luôn trong trạng thái cảm thấy lo lắng, bồn chồn, nhầm lẫn, hoặc xuất hiện cảm giác bạn có thể ngất đi.
- Gặp phải vấn đề về nói chuyện và thị giác.
- Một số trường hợp dùng Bupivacaine có thể sẽ bị ù tai, trong miệng có vị như kim loại, tê hoặc ngứa ran xung quanh miệng.
- Xuất hiện tình trạng co giật và bị động kinh.
- Cũng có thể bị thở yếu hoặc thở nông.
- Tim đập nhanh, thở hổn hển và cảm giác nóng nực bất thường.
- Một số trường hợp tim đập chậm và yếu.
- Có thể sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu được.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng khi dùng thuốc Bupivacaine
- Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Cơ thể ớn lạnh hoặc run.
- Đau nhức đầu.
- Hoặc cũng có thể bị đau lưng.
Nhưng không phải bất kỳ đối tượng nào trong thời gian dùng Bupivacaine cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Điều quan trọng là mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về quá trình dùng thuốc. Hoặc nếu như tình trạng bệnh không được thuyên giảm hoặc xuất hiện những triệu chứng mới cần phải báo cáo ngay lập tức cho các bác sĩ được biết.
Một số lưu ý trước khi sử dụng Bupivacaine
Trước khi được chỉ định dùng thuốc Bupivacaine mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như:
- Trao đổi với các bác sĩ nếu các bạn đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc tê nào.
- Nhằm để đảm bảo an toàn hơn khi dùng chất Bupivacaine, mọi người cần phải khai báo rõ với các bác sĩ được biết nếu như gặp phải những tình trạng bệnh lý như sau:
- Trường hợp bạn bị thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu).
- Những bệnh nhân thận hoặc bệnh gan.
- Hoặc có thể bị rối loạn đông máu hoặc rối loạn chảy máu.
- Những đối tượng mắc phải những bệnh lý như: giang mai, bệnh bại liệt, u não hoặc u tủy sống,... cũng cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ được biết.
- Xuất hiện tình trạng bị tê hoặc ngứa ran.
- Đau lưng mãn tính, đau đầu gây ra bởi phẫu thuật.
- Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.
- Bị vẹo cột sống.
- Hoặc trường hợp bị viêm khớp.
Bảo quản thuốc Bupivacaine đúng cách
Chất Bupivacaine cần phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Lưu ý, cần phải tránh những vị trí ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Đối với mỗi một loại thuốc khác nhau sẽ có những phương pháp bảo quản tương ứng. Do đó, mọi người cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên sản phẩm, hoặc trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể. Bupivacaine cần phải để tránh xa khỏi tầm với của trẻ em và những vật nuôi ở trong gia đình.
Không được vứt thuốc Bupivacaine vào trong toilet hay đường ống dẫn nước nếu như chưa được cho phép. Việc làm này cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ hoặc người công tác trong công ty xử lý rác thải để được tư vấn cụ thể. Bupivacaine đã quá hạn sử dụng hay không dùng đến nữa cần phải loại bỏ đúng nơi quy định.
Hy vọng với toàn bộ các thông tin do giảng viên Khoa Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về Bupivacaine và cách sử dụng tương ứng. Nhưng đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo, không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ, do đó mọi người hãy tuân thủ theo đúng đơn thuốc được kê ban đầu.