Ốm sốt là tình trạng dễ gặp phải ở bất kỳ ai. Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe mời bạn đọc cùng tham khảo bạn tổng hợp dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm sốt
Khi thân nhiệt của bạn nóng từ 37,5 độ C trở lên chính là biểu hiện của việc bị ốm sốt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là một trong những lý do sau đây:
- Khi cơ thể bạn bị virus tấn công, bạn có thể bị lây từ người khác hoặc bạn ăn phải đồ ăn, thức uống nào đó đã bị nhiễm khuẩn, từ đó chúng xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi, ốm sốt.
- Bạn bị sốt rét, bệnh do ký sinh trùng gây ra, lúc này cơ thể của bạn có biểu hiện bị ớn lạnh, kèm sốt ở nhiệt độ cao Cơ thế ở trạng thái nóng nóng lạnh lạnh, toát mồ hôi, mệt mỏi, li bì khi bị sốt.
- Sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn, xuất hiện trong nguồn nước ô nhiễm, người bị nhiễm khuẩn thường bị sốt cao tới 40 độ C, đi kèm dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy cấp.
- Bạn sốt xuất huyết, lúc này cơ thể sốt cao có thể lên đến 39 độ c kèm tình trạng mệt mỏi chán ăn, thân người đau nhức. Nguy hiểm hơn có thể dễ bị co giật và lây sang cho người khác.
- Khi bạn bị cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sốt cao, mệt mỏi. Cảm cúm kèm theo các biểu hiện về hô hấp như ho nhiều, đau cổ rát họng, sổ mũi, ù tai …
- Một nguyên nhân khác dẫ đến tình trạng ốm sốt đó là sốt nhiễm dạ dày, họng hoặc người có tiền sử mổ hoặc làm phẫu thuật y khoa...
- Hoặc viêm gan cũng dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, da bị vàng, chán ăn, mệt mỏi.
>>> Click ngay: Những tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm sốt
2. Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe
Uống đủ nước cho cơ thể
Khi bị sốt sẽ làm cơ thể bị mất nước, nếu tình trạng này kéo dài mà không bổ sung nước kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó rất cần bổ sung nước cho người đang bị ốm sốt. Sử dụng nước với oresol để uống, giúp bổ sung điện giải ion, bù nước, bù khoáng, thanh lọc cơ thể, hạn chế bị khô da, khô miệng.
Người sốt càng cao càng nguy hiểm, cơ thể càng bị mất nhiều nước hơn, dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Khi bị sốt nên ăn những loại thực phẩm nào?
Khi bị ốm sốt cơ thể rất mệt mỏi, thậm chí chán ăn, bỏ ăn Vì vậy bạn cần chế biến các loại thức ăn dạng lỏng, loãng để giúp cơ thể dễ hấp thụ và lấy lại sức khỏe nhanh hơn.
Các loại món ăn nên sử dụng đó là: cháo, soup, canh, bún, phở, miến … Nên chọn các loại thịt bò, gà, cá cua… để nấu cháo, bún phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm.
Khi bị sốt nên uống loại nước gì?
Người bị sốt nên uống gì? Khi bị ốm sốt nên lựa chọn đồ uống từ trái cây như nước cam, chanh, dâu, xoài, nước dừa … Bạn có thể vắt ra lấy nước để uống hoặc ép thành sinh tố để sử dụng trực tiếp. Các loại nước trái cây, rau củ đều nhiều dưỡng chất, các loại dung dịch vitamin và nước bù điện giải cho cơ thể.
Nước cam/nước chanh
Nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu ...
Lưu ý: Không uống nước cam khi bị đói để tránh hại dạ dày, không uống nước cam/nước chanh với sữa dễ gây đầy hơi chướng bụng, khó tiêu.
Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì
Nước rau diếp cá
Rau diếp cá là một trong những loai nước cực tốt cho cơ thể người bị ốm sốt, giúp hạ sốt nhanh, giải nhiệt đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón. Bạn có thể xay rau diếp cá, cho thêm một chút đường cho dễ uống vì đối với một số người nước rau diếp cá sẽ khó uống vì độ tanh của nó.
Nước dừa
Nước dừa tự nhiên hoàn toàn tốt cho cơ thể người ốm, giúp cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải cho cơ thể. Uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Lưu ý: chỉ nên sử dụng nước dừa vào ban ngày, không nên uống nước dừa vào buổi tối dễ gây tình trạng đầy bụng, khó chịu.
Nước từ các loại hạt đậu
Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ ... giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống.
Ăn nhiều loại rau xanh
Các loại rau củ như: rau cải, rau muống, mồng tơi, cà chua ... bạn nấu canh, luộc để dễ ăn hơn. Khi người bị ốm sốt ăn càng nhiều rau xanh, tránh thiếu hụt dinh dưỡng giúp cơ thể sẽ có sức đề kháng, tăng hấp thụ tốt hơn.
Ăn sữa chua
Sữa chua không chỉ tốt cho đường ruột, nó còn giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi đi bệnh tật. Vì thế mỗi ngày có thể ăn khoảng 2-3 hộp. Khi cơ thể bị sốt việc bổ sung các loại đồ ăn có nhiều dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng.
3. Những thực phẩm không nên sử dụng khi bị ốm sốt
Nước lạnh
Không nên uống nước lạnh khi bị ốm vì nó có thể khiến tình trạng ốm sốt hơn, nặng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nước trà xanh
Trà xanh vốn là thức uống tốt, tuy nhiên khi bị ốm sốt không nên sử dụng loại trước này vì nó làm cho não bị kích thích, đường huyết tăng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nước trà xanh còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.
Không nên dùng mật ong khi ốm sốt
Mật ong có thành phần ngọt và bổ cho cơ thể. Nếu ăn nhiều mật ong khi cơ thể đang bị sốt, nó sẽ dễ làm cơ thể bị tăng nhiệt độ, khiến người bị bệnh nặng thêm.
Kiêng ăn trứng
Trứng là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên hàm lượng protein có trong trứng có thể khiến thân nhiệt cao hơn.
Không ăn đồ ăn cay nóng
Cá gia vị như tỏi, ớt, tiêu là các gia vị cực kỳ nóng, giúp ấm cơ thể nhanh lên. Vì vậy khi bị ốm không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng.
>>> Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm đối với trẻ nhỏ
Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì
4. Nên làm gì khi bị ốm sốt
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể: sử dụng kẹp nhiệt độ để biết chính xác là đang sốt cao hay thấp.
- Hạ nhiệt cơ thể bằng cách dùng khăn ấm lau người, các vùng nhiệt độ cao như nách, bẹn để giúp hạ sốt nhanh hơn.
- Mặc quần áo mỏng nhẹ để cơ thể dễ dàng thoát nhiệt.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, dược sỹ. Việc uống thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái ổn định, uống cách nhau 4 tiếng, nếu không thấy đỡ uống tiếp.
- Vận động nhẹ nhàng để cơ thể toát mồ hôi nhanh chóng phục hồi.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, trường hợp ốm sốt li bì cần liên hệ bác sỹ để được tư vấn kịp thời. Bác sĩ có chuyên môn thăm khám để biết chính xác bạn đang bị bệnh gì, từ đó có hướng xác định điều trị hiệu quả và nhanh nhất.
- Trong quá trình bị sốt, cơ thể sẽ dễ bị mệt, sức đề kháng bị hạn chế, nên bị sốt nên ăn gì, hãy ăn những thứ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe như cam tươi, sữa chua, bún phở, miến, cháo, uống nước… Và sốt không nên ăn gì đó là ớt cay, uống trà, trứng, mật ong, nước lạnh.
Những lưu ý quan trọng khi bị ốm sốt:
- Thời gian sử dụng thuốc hạ sốt từ 4 – 6 tiếng.
- Không nên uống quá nhiều loại nước cùng một lúc.
- Nếu trẻ nhỏ bị sốt không được tùy tiện phối thuốc hạ sốt vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi trẻ nhỏ bị sốt do nhiễm trùng. Cần liên hệ bác sỹ/dược sỹ để được tư vấn kịp thời.
- Nếu khi chườm và uống thuốc, thân nhiệt không hạ, cần thiết phải đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe. Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn hy vọng rằng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.