Thuốc Butorphanol có tác dụng điều trị những cơn đau từ mức độ vừa đến nặng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân các bác sĩ sẽ cân nhắc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn nhất.
Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Butorphanol
Thông thường thuốc Butorphanol sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị những cơn đau từ mức độ vừa đến nặng trong đó bao gồm sau phẫu thuật, bị đau cơ, đau đầu và đau nửa đầu. Butorphanol là loại thuốc giảm đau có chất gây nghiện tương tự như đối với Morphine. Butorphanol sẽ tác động lên những vùng nhất định của não nhằm giúp cho bạn giảm cơn đau được hiệu quả.
>>> Tìm hiểu thêm một số loại thuốc:
- Biofreeze® Gel - Liều lượng & Cách sử dụng an toàn
- Cách dùng thuốc Bosentan an toàn nhất
- Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng Bleomycin
Butorphanol cũng có khả năng ngăn chặn được tác dụng của những loại thuốc giảm đau gây nghiện, có thể gây nên những triệu chứng ngừng thuốc đối với các trường trường hợp phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây nghiện. Nếu như có thể, người dùng thuốc giảm đau gây nghiện ở liều cao, hoặc trong một thời gian dài không nên dùng Butorphanol.
Ngoài ra, những tác dụng khác đi kèm của thuốc Butorphanol không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng đối tượng bệnh lý khác nhau để bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều lượng thuốc tương ứng.
Hướng dẫn cách sử dụng Butorphanol an toàn
Thuốc Butorphanol có dạng thuốc xịt mũi. Phía các bác sĩ/ dược sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn về cách sử dụng thuốc xịt mũi như thế nào an toàn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải làm sạch mũi nhẹ nhàng trước khi dùng. Tuân thủ thực hiện theo đúng những chỉ định về lắp đặt vòi phun trong lần dùng đầu tiên. Trường hợp vòi phun đã không được dùng trong vòng 48h, khi đó bạn cần phải lắp vòi phun một lần nữa trước khi dùng.
Sử dụng 1 lần phun đối với một bên mũi, hoặc tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Sau thời gian từ 60 - 90 phút, nếu vẫn đang còn đau, khi đó bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn phun lần thứ 2 đối với bên mũi còn lại. Trường hợp cần thiết hãy dùng Butorphanol sau 3 - 4h kể từ lần phụ thứ 2, hoặc tuân thủ dùng theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Một số bệnh nhân cần phải 2 lần xịt cùng một lúc. Các bạn cần phải nằm xuống, bởi nguy cơ bị chóng mặt; choáng váng hơn khi sử dụng thuốc ở liều cao. Đồng thời, hãy tuân thủ thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ.
Thuốc Butorphanol cũng có ở dạng tiêm, tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp. Cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn về cách tiêm Butorphanol tại nhà. Lưu ý, không được tự ý tiêm Butorphanol nếu như các bạn chưa hiểu rõ về cách tiêm cũng loại cách loại bỏ kim tiêm, những dụng cụ để tiêm đã qua sử dụng.
Liều lượng Butorphanol sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi người. Không được tự ý tăng liều, giảm hoặc sử dụng thuốc này thường xuyên khi chưa được các bác sĩ cho phép. Thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả cao nếu như bạn dùng thuốc khi vừa mới xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Trường hợp chờ đợi đến khi cơn đau trở nên tồi tệ, thuốc sẽ mất tác dụng.
Thuốc Butorphanol có khả năng gây nên tình trạng tụt huyết áp, nhất là những giờ đầu tiên sau khi dùng. Do đó, sẽ có khả năng gây nên tình trạng chóng mặt, bị choáng váng hoặc ngất xỉu. Nhằm có thể giảm được những nguy cơ này, hãy ngồi/ nằm xuống sau khi dùng thuốc Butorphanol. Trường hợp bạn dùng thuốc Butorphanol thông xịt mũi sẽ có thể làm giảm đau chậm hơn. Cần phải trao đổi với các bác sĩ về việc dùng 2 loại thuốc này trước khi sử dụng.
Thuốc Butorphanol có khả năng gây nên những triệu chứng ngừng thuốc, nhất là khi bạn dùng thường xuyên trong một thời gian dài với liều cao. Đối với trường hợp này, các bạn hãy ngừng dùng thuốc như: chảy nước mũi, bồn chồn, khó ngủ, buồn nôn, đau cơ,... có thể sẽ xuất hiện nếu như bạn đột ngột ngừng dùng thuốc. Nhằm phòng ngừa được triệu chứng ngừng thuốc, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều dùng. Cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để biết cụ thể hơn, đồng thời hãy báo cáo nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường khi ngừng dùng thuốc Butorphanol.
Rất hiếm khi, nhưng bạn cũng có khả năng mắc phải chứng nghiệm thuốc. Do đó, không được tăng liều dùng, sử dụng thường xuyên hay kéo dài về thời gian dùng thuốc. Hãy tuân thủ quá trình dùng thuốc này theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
Trường hợp dùng thuốc Butorphanol trong thời gian dài, khi đó thuốc sẽ không có tác dụng và bạn sẽ dùng với một liều lượng khác. Trao đổi với các bác sĩ nếu như thuốc này không hoạt động hiệu quả như lúc ban đầu. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ nếu như cơn đau vẫn đang còn tiếp diễn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
Một số tác dụng khi dùng Butorphanol
Tốt nhất mọi người cần phải đi cấp cứu nếu như xuất hiện những phản ứng dị ứng như: khó thở, nổi phát ban, sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng.
Trao đổi với các bác sĩ nếu như bạn gặp phải những phản ứng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Nhịp tim đập nhanh, hoặc đập không đều.
- Da lạnh hoặc ẩm.
- Thở nông, nhịp tim đập chậm.
- Run rẩy.
- Gặp phải vấn đề khi tiểu tiện.
- Xuất hiện cảm giác lâng lâng, bị lú lẫn.
- Cảm giác như muốn ngất xỉu.
- Huyết áp tăng cao gây nguy hiểm như: mờ mắt, ù tai, hoang mang, đau ngực, khó thở, bị co giật.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Butorphanol như:
+ Gây nên tình trạng táo bón.
+ Cảm giác buồn ngủ, chóng mặt.
+ Gây cảm giác buồn nôn và chán ăn.
+ Bị khô miệng.
+ Ấm hoặc đỏ dưới da.
Lời khuyên: Mọi người cần phải bảo quản Butorphanol ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Cần phải tránh những vị trí ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ, đọc thêm thông tin trên nhãn thuốc để biết được cách bảo quản thuốc an toàn.
Những thông tin trên do các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TP HCM chia sẻ về thuốc Butorphanol và cách sử dụng an toàn. Nhưng đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.