Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Cây cơm cháy có công dụng như thế nào khi chữa bệnh?

Cập nhật: 23/02/2021 15:10
Người đăng: Nguyễn Trang | 1556 lượt xem

Đối với cây cơm cháy có công dụng như thế trong điều trị bệnh? Liều lượng sử dụng được chỉ định ra sao? Dưới đây các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ những thông tin liên quan đến loại thảo dược này, mọi người cùng tìm hiểu nhé! 

Cây cơm cháy được dùng để làm gì?

Cây cơm cháy đây là một loại thảo dược. Hoa và quả chín của loại cây này được sử dụng để tiến hành làm thuốc. Cây cơm cháy được sử dụng nhằm để điều trị những bệnh lý như:

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác:

Cây cơm cháy được dùng để làm gì?
  • Viêm khí quản.
  • Hen suyễn.
  • Cảm.
  • Ho.
  • Đau đầu.
  • Bị viêm họng.
  • Đau thần kinh.
  • Đau răng.
  • Đau khớp (thấp khớp).
  • Sưng, viêm.
  • Bị bầm tím.
  • Căn bệnh ung thư.
  • Động kinh.
  • Sốt.
  • Khí đường ruột.
  • Bệnh gút.
  • Bệnh giang mai.
  • Bệnh vảy nến.
  • Bị phù do chức năng tim yếu (suy tim).

Một số người xem xét cây cơm cháy như một “máy lọc” bởi thảo dược này có thể giúp rửa ruột. Cây cơm cháy cũng giúp thải chất lỏng ở trong cơ thể ra bên ngoài bằng cách kích thích sản xuất nước tiểu như thuốc lợi tiểu, nhằm giúp làm lành vết thương và gây nôn.

Cây cơm cháy cũng được sử dụng nhằm để rửa mắt, súc miệng hoặc để làm thuốc đắp lên chỗ sưng. Trong thực phẩm, cây cơm cháy được nấu chín để ăn, dùng để làm rượu vang. Loại thảo dược này cũng được sử dụng để làm gia vị thức ăn và đồ uống.

Trong quá trình sản xuất, chiết xuất cây cơm cháy được dùng như một thành phần để sản xuất nước hoa.

Bên cạnh đó, cây cơm cháy được dùng cho những mục đích dùng khác. Cần phải trao đổi với các bác sĩ / dược sĩ để biết rõ thêm thông tin.

Tìm hiểu kỹ về cơ chế hoạt động của cây cơm cháy

Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu về công dụng của cây cơm cháy. Do đó, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc để điều trị bệnh. Nhưng cũng có một số các nghiên cứu khác cho rằng một số hóa chất có trong lá già của cây cơm cháy có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận trường, thuốc lợi tiểu, thuốc diệt vi trùng. Trong đó, nó cũng chứa rất nhiều hàm lượng Vitamin C.

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng cây cơm cháy

Liều lượng của cây cơm cháy đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Theo đó, tùy vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và những vấn đề khác liên quan để kê đơn tương ứng. Dùng cây cơm cháy cũng có thể sẽ không an toàn. Do đó, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ / dược sĩ nhằm được tư vấn về liều dùng tương ứng.

Đối với cây cơm cháy sẽ được tiến hành bào chế ở dạng siro.

Những tác dụng phụ gặp phải khi dùng cây cơm cháy

Khi dùng cây cơm cháy mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Gây chóng mặt.
  • Cơ thể sẽ trở nên yếu ớt hơn.
  • Cảm giác bị tê.

Tuy nhiên, không phải ai trong thời gian dùng cây cơm cháy cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Do đó, nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý quan trọng trước khi dùng cây cơm cháy để điều trị bệnh

Mọi người cần phải cho các bác sĩ được biết về bất kỳ những loại thuốc hay loại thảo dược nào bạn đang dùng trước khi bắt đầu sử dụng cây cơm cháy để điều trị bệnh. Do đó, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ nếu như:

Lưu ý quan trọng trước khi dùng cây cơm cháy để điều trị bệnh

- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú . Khi đó mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ .

- Bạn đang trong thời gian dùng những loại thuốc nào khác, trong đó gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng, các loại Vitamin/ khoáng chất.

- Những trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây cơm cháy, hay những loại thuốc khác hoặc những loại thảo mộc nào khác cũng nên nói cho các bác sĩ được biết.

- Người gặp phải bất kỳ loại dị ứng nào khác như bị dị ứng với thực phẩm, dị ứng thuốc, động vật hoặc chất bảo quản.

Mọi người hãy cân nhắc lợi ích giữa việc dùng cây cơm cháy cùng với các nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Do đó, hãy tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thuốc này để điều trị bệnh.

Tìm hiểu mức độ an toàn khi sử dụng cây cơm cháy

Phần hoa hoặc trái chín của cây cơm cháy an toàn đối với người lớn khi chứa lượng lớn ở trong thực phẩm. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng hoa của cây cơm cháy có trong thuốc an thần sẽ an toàn đối với người dùng.

Lá, thân hoặc quả chưa chín của cây cơm cháy sẽ không an toàn đối với người dùng, bởi có khả năng gây ngộ độc Xyanua khi ăn phải . Nước ép trái cây từ loại quả này cũng có thể chứa độc tố.

Hiện tại, không có đầy đủ thông tin để biết được liệu có an toàn khi dùng hoa hoặc trái chín trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Tốt nhất mọi người nên tránh dùng cây cơm cháy dưới bất cứ hình thức nào khi đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú.

Khả năng tương tác của cây cơm cháy

Cây cơm cháy sẽ có khả năng tương tác cùng với các loại thuốc bạn đang dùng, hoặc tình trạng sức  khỏe hiện tại. Do đó, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng cây cơm cháy để điều trị bệnh.

Cây cơm cháy sẽ có khả năng tương tác cùng với những loại thuốc như:

+ Những loại thuốc chuyển hóa bởi gan: cây cơm cháy sẽ làm giảm đi tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc. Trước khi sử dụng cây cơm cháy, mọi người cần phải trao đổi ý kiến của các bác sĩ nếu như đang dùng bất kỳ loại thuốc nào chuyển hóa bởi gan gồm có: ketoconazole (Nizora®l), itraconazole (Sporanox®), lovastatin (Mevacor®), fexofenadine (Allegra®), triazolam (Halcion®) và nhiều loại khác.

+ Lithium: cây cơm cháy có công dụng như thuốc lợi tiểu. Sử dụng cây cơm cháy có thể làm cơ thể giảm thải Lithium. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng loại thảo dược này nếu như đang sử dụng Lithium, khi đó các bạn có thể phải thay đổi về liều lượng.

Toàn bộ các thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về liều lượng của cây cơm cháy và cách sử dụng tương ứng. Tuy nhiên, mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ đã chỉ định ban đầu.   

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898