Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Cách học tên thuốc dễ nhớ dành cho Dược sĩ trẻ

Cập nhật: 14/12/2021 16:03
Người đăng: Linh Vũ | 4297 lượt xem

Nhớ tên các loại thuốc là một trong những yêu cầu cơ bản đối với những Dược sĩ trẻ. Dưới đây là cách học tên thuốc dễ nhớ dành cho bạn.

1. Dược sĩ là gì?

Dược học là nghề hàng ngày liên quan đến dược phẩm, được phân chia thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… 

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến các loại dược liệu như: nắm được công dụng của từng loại thuốc, tương tác của thuốc, đồng thời có khả năng phân biệt các loại dược phẩm và tư vấn cách sử dụng cho người bệnh. Ngoài ra, người học còn có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất và quản lý thuốc, quản lý và sử dụng thuốc, phân phối thuốc đến tay người bệnh.

Công việc của dược sĩ bao gồm:

  • Phân phối thuốc theo đơn khám bệnh của bác sĩ. Tư vấn cho bác sĩ và những người về ngành y về sự lựa chọn, liều lượng và tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời theo dõi bệnh nhân đã kê đơn thuốc để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối và hiệu quả của việc sử dụng thuốc. 
  • Điều chế các loại dược phẩm phục vụ cho việc điều trị sức khỏe, bệnh tình của bệnh nhân.

>>> Click ngay: Dược sĩ làm việc tại những đâu? Lương dược sĩ tại bệnh viện là bao nhiêu?

Cách học tên thuốc dễ nhớ

Dược sĩ lâm sàng có thể tham gia làm việc ở nhiều loại hình cơ sở y tế khác nhau như: khoa cấp cứu, khoa lâm sàng của bệnh viện, các phòng khám đa khoa, các phòng khác bác sĩ gia đình, các nhà thuốc cộng đồng, các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe, các viện dưỡng lão …

Cũng chính vì thế mà hàng ngày dược sĩ phải ghi nhớ tên của rất nhiều các loại thuốc khác nhau. Việc học và ghi nhớ tên thuốc là cực kì quan trọng đối với những người làm nghề y. Người dược sĩ cần phải là người có trí nhớ tốt, cẩn thận, ngăn nắp và kiên trì, họ luôn trau dồi kiến thức và mở rộng hiểu biết để thực hiện công việc chuyên môn một cách tốt nhất.

2. Vì sao khó nhớ tên thuốc?

Tên các loại dược phẩm thường được đặt và gọi theo danh pháp quốc tế (tiếng Anh, lating …) dễ dẫn tới việc khó ghi nhớ tên thuốc.

Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan khác, như: Do lỗi nhận thức bằng thị giác, thính giác, lỗi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn, nhập dữ liệu sai …

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc có tên giống nhau (gọi ngắn LASA), theo WHO thuốc giống nhau là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau (đồng âm) nên trong quá trình lưu thông, bảo quản, sử dụng dễ bị nhầm lẫn nên đã để lại nhiều hệ lụy, thậm chí có thể gây tử vong.

3. Một số các loại thuốc có phát âm gần giống nhau

Theo định nghĩa WHO, Thuốc giống nhau (gọi ngắn LASA) là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau (đồng âm) nên trong quá trình lưu thông, bảo quản, sử dụng dễ bị nhầm lẫn nên đã để lại nhiều hệ lụy, thậm chí có thể gây tử vong.

Các nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Do lỗi nhận thức bằng thị giác, thính giác.
  • Do lỗi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn.
  • Do lỗi nhập dữ liệu vào máy tính.

Theo đó, những tên thuốc giống nhau dễ gây nhầm lẫn như sau:

Ergotamin/Ergometrin

Ergotamin dùng điều trị bệnh đau nửa đầu. Nhưng vì giống nhau ở phần đầu “Ergo” nên rất dễ nhầm sang thuốc ergometrin có tác dụng cầm máu. Hậu quả khi uống nhầm thuốc là người bệnh thấy đau đầu hơn.

Avelox/Levonox (Lovenox)

Avelox là thuốc dùng để trị các nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhưng vì giống nhau ở âm đuôi cuối “ox” nên nhiều Dược sĩ nhầm lẫn với thuốc Levonox có tác dụng trị tăng đông máu.

Thực tế, một bên “đánh” vào vi khuẩn, một bên “đánh” vào đông máu, nhưng do cách phát âm gần giống nhau nên nhiều khi nhầm lẫn bệnh nhân nhiễm khuẩn để kê thêm cho liều chống đông máu, mặc dù 2 bệnh không có liên quan gì với nhau.

Ikaran/Tanakan

Ikaran chuyên trị bệnh đau nửa đầu, nhưng vì nó cùng vần “an” với Tanakan nên rất dễ nhầm lẫn. Thuốc này không có khả năng cắt cơn đau nửa đầu, nhưng đôi khi sự nhầm lẫn nó với Ikaran như một anh em song sinh, vì thế các Dược sĩ cần hết sức lưu ý.

>>> Mách bạn: Học dược sĩ Cao đẳng ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp ngành Dược

Cách học dược liệu nhanh thuộc

Cenzitax/Cezirnate

Cezirnate là thuốc điều trị viêm đường hô hấp. Thế nhưng, chẳng hiểu sao người ta vẫn cứ nhầm Cezirnate với Cenzitax. Đây không phải là beta lactam, không dây mơ rễ má gì với kháng sinh.

Cenzitax là thuốc làm giãn mạch máu não, nhất là mạch máu tiền đình, được dùng để chống rối loạn tiền đình, chống say tàu xe khi dùng cùng với Nautamin.

Prospan/Proscar

Thuốc Prospan giúp trị ho chiết xuất từ cây thường xuân. long đờm, giảm ho, thường được các bà mẹ tự mua cho uống để chữa ho cho trẻ em.

Proscar là một thuốc chuyên để điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Spartein/Sparmaverin

Nói đến sự nhầm lẫn thì sự trùng hợp tên do tính tương tự sẽ khá thú vị, cụ thể thuốc Spartein là một thuốc gây tăng co bóp cơ, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với thuốc Sparmaverin chống lại sự co bóp cơ trơn. Thuốc này sau khi được uống vào, tất cả các cơn đau co thắt của hệ tiêu hóa được xóa bỏ hoàn toàn.

Hai cơ chế thuốc khác nhau là vậy nhưng do có cùng chữ S và do phát âm vần đầu “Spar” giống nhau nên nhiều nhà thuốc cứ nghĩ Spartein là biệt dược đặc biệt của Sparmaverin. Và họ đã không ngần ngại điều chuyển một bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc tiêu hóa sang dùng thuốc suy tim.

3. Cách học tên thuốc dễ nhớ dành cho Dược sĩ trẻ

Một số cách giúp bạn dễ nhớ được tên thuốc như sau:

Sử dụng một số kỹ thuật mới như: Đối chiếu sử dụng thuốc (Medication Reconciliation), hay hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry hay CPOE)

Sắp xếp các nhóm thuốc cần đặt tại vị trí riêng biệt, không theo thứ tự chữ cái, như theo số kệ, hoặc trong các thiết bị pha chế tự động. Sử dụng các kỹ thuật như in đậm và khác biệt màu sắc chữ để giảm sự nhầm lẫn khi sử dụng.

Sắp xếp thuốc LASA vào các tủ, kệ, khay chứa thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay thuốc. Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy.

Khi nhập và cấp phát thuốc cần đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ, không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước để kiểm tra tính chính xác.

Cách học tên thuốc dễ nhớ

Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng. Không nên nhận diện thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc.

Quan trọng nhất trong quá trình học tên thuốc đó là việc thực hành thực tế, chính vì vậy quá trình làm việc trực tiếp tại các nhà thuốc, hiệu thuốc sẽ giúp các Dược sĩ ghi nhớ tên thuốc nhanh hơn, đồng thời trau dồi được nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng bán hàng, vận dụng được kiến thức học tập ra thực tế … 

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898