Ngành Dược được đánh giá là ngành học đầy triển vọng và có vai trò quan trọng trong xã hội. Học dược sĩ Cao đẳng ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp ngành Dược như thế nào?
1. Ngành Dược là ngành gì?
Dược học là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể.
Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc. Cũng vì thế, ngành Dược giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền y tế của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế, lĩnh vực hoạt động của ngành dược cũng đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tích cực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Hiểu được tầm quan trọng của ngành Dược, hiện nay có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngành Dược nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực lớn của ngành này. Bên cạnh, kiến thức cốt lõi về khoa học cơ bản và dược học cơ sở, các em sẽ được đào tạo về khoa học công nghệ y dược hiện đại bao gồm cả sinh học phân tử, công nghệ nano, tin sinh học, dược động học…
Từ đó, tiếp cận và tham gia vào lĩnh vực khoa học công nghệ y dược tiên tiến hiện nay đồng thời có hiểu biết đầy đủ về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn cho người sử dụng …
>>> Xem ngay: Bác sĩ Xét nghiệm học ở đâu? Bác sĩ Xét nghiệm đảm nhiệm các công việc gì?
Ngành Dược là ngành gì?
2. Có nên học cao đẳng Dược không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn thí sinh khi định hướng nghề nghiệp của bản thân. Như chúng ta đã biết, điểm chuẩn vào các trường Đại học ngành Y Dược thường ở mức rất cao. Do đó, đối với những thí sinh có lực học trung bình – khá, hoàn toàn có thể lựa chọn cao đẳng Dược để thực hiện ước mơ khoác áo blouse trắng của mình.
Thời gian đào tạo ngắn:
Nếu như thời gian học đại học ngành Dược từ 4 – 5 năm thì thời gian học hệ Cao đẳng Dược chỉ học trong 3 năm, sau khi hoàn thành chương trình học các em được cấp bằng Cao đẳng theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp
Mức học phí phải chăng:
Mức học phí cao đẳng Dược ở mức trung bình, các em hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Chương trình học đầy đủ: Trong quá trình học tập các em được truyền đạt các kiến thức khoa học cơ bản cũng như dược học cơ sở, có kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn đầy đủ về dược học. Sinh viên có thể tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; có kiến thức chuyên môn trong sản xuất và phân phối, dược phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về ngành dược.
Cơ hội việc làm tốt:
Cơ hội việc làm ngành Dược rất rộng mở, học cao đẳng Dược sau khi ra trường các em có thể làm các công việc: trình dược viên, dược sĩ tư vấn thuốc, có thể làm việc tại các bệnh viện, Trung tâm hoặc cơ sở Y tế, nghiên cứu thuốc, tham gia vào quá trình giảng dạy những cơ sở đào tạo Dược … Bằng cao đẳng Dược các em có thể mở quầy thuốc từ tuyến huyện trở xuống. Mức lương ngành dược vô cùng hấp dẫn, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng.
Nhiều cơ sở đào tạo:
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo Cao đẳng Dược uy tín trên toàn quốc, tạo cơ hội học tập cho các em.
Các trường đào tạo cao đẳng dược ở phía Bắc: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở Hà Nội), Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Trường Cao đẳng Y dược Bộ Quốc Phòng, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội …
Khu vực miền Nam: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Hồng Đức, Cao đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh…
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều lợi thế nếu như các em học cao đẳng dược. Đây hoàn toàn là một lựa chọn phù hợp dành cho thí sinh có học lực trung bình – khá trở lên.
>>> Click ngay: Tìm hiểu các nghề khối B có triển vọng trong tương lai
Có nên học cao đẳng Dược không?
3. Dược sĩ Cao đẳng ra làm gì?
Theo thống kê từ Cục quản lý Dược cho thấy, tỷ lệ dược sĩ trên dân số của Việt Nam vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân. Ước tính, trong thời gian tới, ngành Dược cần khoảng 25.000 dược sĩ trình độ Đại học trở lên để đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay.
Sinh viên học ngành Dược có thể làm việc tại các bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, các trung tâm kiểm nghiệm …
Tại Bệnh viện: Dược sĩ có trách nhiệm cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời, họ còn tham gia tư vấn với bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác đồng thời hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân.
Tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ đảm nhận vị trí nghiên cứu quy trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, các hoạt chất mới để theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng …
Tại các trường Y Dược: có thể đảm nhiệm vị trí giảng viên, kỹ thuật viên …
Dược sĩ Cao đẳng ra làm gì?
4. Các yếu tố phù hợp với ngành Dược
Đam mê nghề nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn gắn bó với công việc của mình, phải là người yêu nghề, đam mê với nghề nghiệp và giàu tâm huyết thì bạn mới có thể quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để kiên trì với công việc.
Chăm chỉ, cần cù
Ngành Dược với khối lượng kiến thức rất lớn, do đó người cần phải chăm chỉ, cần cù học tập. Trong thời gian học tập các em cần tập trung nghe giảng để có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức, đồng thời chủ động nghiên cứu tìm tòi các đầu sách tham khảo giúp ích cho quá trình học tập tốt nhất.
Có tư duy logic
Sinh viên cần có tư duy logic và chặt chẽ giúp hệ thống các thông tin một cách khoa học và chính xác. Vì đặc thù của ngành là phải tiếp thu nhiều kiến thức, đa dạng hơn các ngành nghề khác nên yêu cầu bạn phải có trí tuệ thì mới dung nạp và ghi nhớ được trong thời gian dài.
Cẩn thận, chính xác
Người học Dược cần phải có đức tính cẩn thận và tỉ mỉ vì ngành học này liên qua trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Chỉ cần một sự sai sót nhỏ là có sức ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Khi bạn có đức tính ngăn nắp, cẩn thận sẽ sắp xếp các thao tác một cách hợp lý, nhanh chóng, để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Khéo léo trong giao tiếp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công hơn trong công việc của mình.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp