Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh có bìm bìm

Cập nhật: 13/04/2021 10:30
Người đăng: Nguyễn Trang | 1307 lượt xem

Bìm bìm được sử dụng để điều trị bệnh lý gì? Liều lượng sử dụng được chỉ định như thế nào? Những thông tin này mọi người hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ/ dược sĩ hay các thầy thuốc Đông Y để được tư vấn cụ thể trước khi dùng, nhằm điều trị bệnh lý dứt điểm và không để lại biến chứng về sau.

Thông tin chung về bìm bìm

Bìm bìm được biết đến là một loài cây dây leo bằng thân quấn. Thành cành mảnh và nhẵn. Lá bìm bìm mọc so le, được chia thành 5 thùy hình chân vịt, hình mạc, phiến rất mỏng, đầu nhọn, gân nổi rõ, 2 mặt nhẵn, cuống lá dài khoảng tầm 2 - 5cm, có 2 lá nhỏ kèm theo do chồi nách sinh ra. Cụm hoa bìm bìm mọc ở kẽ lá, hoa to hình phễu, màu trắng/ lam tím. Quả nang và hình dạng cầu. Mùa hoa quả thường vào tháng 5 - 9.

>>> Tham khảo rõ về công dụng của một số thảo dược khác:

Tổng quan thông tin chung về bìm bìm

Ở Việt Nam, bìm bìm thường được tìm thấy ở những tỉnh vùng núi thấp, vùng trung du và đồng bằng. Cây còn được trồng ở bờ rào hoặc cho leo lên giàn nhằm che nắng ở trước nhà và làm cảnh.

Bìm bìm là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Loại cây này sẽ có khả năng đẻ nhánh khỏe từ những chồi ở kẽ lá. Mùa hoa quả này thường kéo dài vào tháng 4 - 5.

Những bộ phận sử dụng của bìm bìm

Dùng toàn cây bìm bìm và thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cắt ngắn rồi sử dụng tươi hoặc phơi khô đều được.

Những thành phần hóa học trong bìm bìm

Hạt cây bìm bìm có chứa hợp chất glucosid có màu vàng nhạt tương tự như chất, muricatin A. Theo đó, chất này sẽ có công dụng tẩy mạnh.

Lá cây này có chứa một glucoprotein chứa 2 isoenzym giống nhau về khối lượng phân tử, nhưng sẽ khác nhau về tính chất điện ly bề mặt. Thành phần axit amin của những enzyme này sẽ không chứa chứa methionin.

Tổng hợp những công dụng của bìm bìm

Hạt cây bìm bìm có công dụng gây tẩy xổ do hoạt chất muricatin A. Những thành phần khác cũng tham gia vào công dụng này nhưng không phải dầu béo. Bên cạnh đó, còn có tài liệu chứng minh rằng loại cây này có tính kháng khuẩn.

Trong Y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, quy vào kinh can, tính hà, phế, thận, bàng quang. Vì vậy, sẽ có công dụng lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc và thông lâm.

Ở Việt Nam, bìm bìm được sử dụng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian nhằm làm thuốc chữa tiểu rắt, tiểu ít, tiểu buốt và phù thũng. Tại Trung Quốc, loại cây này sẽ được sử dụng để làm thuốc chữa ho, tiểu tiện không thông, phế nhiệt, tiểu tiện ra máu và bị mụn nhọt,...

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng của bìm bìm

Mọi người có thể sử dụng 3 - 9g dược liệu. Hoặc dùng 15 - 30g dạng cây tươi. Trong trường hợp không hiểu rõ thông tin mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y để được tư vấn cụ thể.

Những bài thuốc dân gian có liên quan đến bìm bìm

Phía những giảng viên hàng đầu ở trong Khoa Cao đẳng Điều dưỡng cũng đã tổng hợp thông tin và chia sẻ đến với mọi người về các bài thuốc dân gian có bìm bìm như sau:

Những bài thuốc dân gian có liên quan đến bìm bìm

* Điều trị phù thũng (da xanh, bụng to, nể mặt, nặng mặt, phân lỏng, ăn kém)

Sử dụng phần lá non nấu canh với cá diếc/ cá quả, ăn mỗi ngày cho đến khi tiểu được nhiều. Trong quá trình sử dụng thuốc nên kiêng ăn mặn.

* Phụ nữ sau sinh bị nặng chân, sưng mặt, tiểu ít, da bủng

Lá bìm bìm 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, bèo cái (bỏ rễ) 50g, lá sen 2 cái, đỗ đen 1 bát nhỏ. Toàn bộ mang đi sao vàng, sắc cùng với 400ml nước còn lại 100ml. Hãy chia thành 2 lần uống/ ngày. Sử dụng liên tục trong thời gian từ 10 - 15 ngày và kiêng ăn mặn.

* Tiểu buốt và tiểu rắt

Lá bìm bìm và mành cộng mỗi vị với liều lượng 50g. Mang đi sắc lấy nước uống.

* Điều trị mụn nhọt

Sử dụng dạng cây tươi 15 - 30g, sắc lấy nước uống. Đồng thời, các bạn hãy sử dụng loại cây này với liều lượng vừa đủ và giã nát để đắp tại chỗ.

Một số lưu ý quan trọng trước khi dùng bìm bìm

Mọi người cần phải cân nhắc về lợi ích trong quá trình sử dụng cùng với các nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y để được hỗ trợ tư vấn đầy đủ thông tin trước khi dùng.

Mức độ an toàn & Khả năng tương tác của bìm bìm

Hiện tại không có đầy đủ thông tin về quá trình dùng vị thuốc này trong thời gian mang thai và cho con bú. Tốt nhất trao đổi rõ mọi thông tin trước khi sử dụng loại thảo dược này để điều trị bệnh lý.

Bìm bìm sẽ có khả năng tương tác cùng với một số những loại thuốc khác, hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm được tư vấn đầy đủ thông tin trước khi sử dụng loại dược liệu này.

Toàn bộ những thông tin được các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về công dụng của bìm bìm. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898