Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Y tế đã nói về trách nhiệm của Bộ trong “Vụ án chạy thận”. Văn bản Bộ gửi trả lời CQĐT là đã dựa vào điều khoản trong hợp đồng sửa chữa thiết bị ngày 25/5/2017 giữa BV và Công ty Thiên Sơn có yêu cầu xét nghiệm AAMI. Còn công văn gửi Công ty Luật Nguyễn Chiến là trả lời về hệ thống nói chung, nên Bộ trả lời xét nghiệm AAMI là tự nguyện…
- Xét xử BS Lương: Bất ngờ nguyên nhân thật sự khiến 8 bệnh nhân tử vong
- Luật sư nghi ngờ chứng cứ đã bị thay đổi để ép tội với bác sĩ Hoàng Công Lương
- Cảm động: Bệnh nhân chạy thận Hòa Bình động viên bác sĩ Hoàng Công Lương
Liên quan đến vụ án xét xử sơ thẩm “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017, ngày 5/6, HĐXX TAND TP Hòa Bình đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đề nghị điều tra một loạt lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình, đồng thời làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc ban hành 2 văn bản 4242 và 2322.
Ngày 11/6, trả lời câu hỏi của PNVN về quan điểm của Bộ Y tế liên quan đến việc bản án của TAND TP Hòa Bình đã tuyên, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho biết: Quan điểm của Bộ là không có sai sót, mâu thuẫn gì trong 2 văn bản này.
Theo ông Quang, Công văn 4342 ngày 2/8/2017, Bộ Y tế gửi cơ quan CSĐT và công văn 2322 ngày 27/4/2018 Bộ gửi Công ty Luật Nguyễn Chiến.
Ông Quang khẳng định, 2 văn bản trên không mâu thuẫn, không viết thừa, không có lỗi đánh máy. Theo đó, trong công văn trả lời CQĐT, công văn đã dựa vào điều khoản trong hợp đồng sửa chữa thiết bị ngày 25/5/2017 giữa BV và Công ty Thiên Sơn để hoàn thiện nội dung. Vì hợp đồng có ghi phải xét nghiệm AAMI nên đại diện Bộ Y tế phúc đáp lại rằng “nhất thiết” phải xét nghiệm AAMI. Còn công văn gửi Công ty Luật Nguyễn Chiến là hỏi chung cho các hệ thống, nên trả lời xét nghiệm AAMI là tự nguyện. “Vụ án có hàng trăm tình tiết phức tạp nên mới kéo dài như vậy, chứ làm gì có chuyện chỉ căn cứ vào 2 văn bản trả lời của Bộ Y tế để kết tội cho các bị cáo mà bảo xem xét trách nhiệm Bộ Y tế”, ông Quang nói.
Luật sư Lê Văn Thiệp, người bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng, việc trả lời các công văn liên quan đến chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế chưa được nhất quán, đó là nhận thức của cả quá trình. “Có thể, dưới sức ép các cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình, mới có những công văn mang tính buộc tội. Tuy nhiên, sau khi rà soát, Bộ Y tế lại có những quan điểm khác biệt...”, luật sư Thiệp nói.
Như PNVN đã phản ánh, ngày 15/5, Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án làm 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017.
Theo đó, 3 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm bác sĩ Hoàng Công Lương (32 tuổi, khoa Hồi sức tích cực) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi) Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh về tội “Vô ý làm chết người”.
Sau 12 xét xử, HĐXX đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung và đề nghị làm rõ trách nhiệm một loạt lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn.
Nguồn:http://phunuvietnam.vn/luat-doi/vu-an-chay-than-bo-khong-sai-sao-lai-noi-trach-nhiem-post43871.html