Viêm xương khớp được biết đến là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay thường gặp ở nhiều người. Để biết rõ hơn về các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, mọi người cùng tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.
Viêm xương khớp là gì?
Viêm khớp chính là một trong những thuật ngữ được dùng chung đối với những rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như hoạt động của khớp. Theo đó, đây là một thường gặp, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như lao động bởi nó gây đau đớn. Theo đó, những dấu hiệu thường gặp đối với bệnh lý này đó là tình trạng sưng, nóng, đỏ tại khớp, cứng những cơ liên quan đến khớp. Sẽ có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là viêm khớp đơn thuần, viêm khớp có ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Hiện nay, có 2 loại viêm khớp thường gặp đó là: viêm khớp dạng thấp (RA), viêm xương khớp (OA).
>>> Tìm hiểu thêm một số thông tin:
- Bệnh thủy đậu ăn gì tốt nhất cho sức khỏe?
- Giải đáp thắc mắc: Ăn sứa có tốt không?
- TOP 5 nguyên nhân gây tê cánh tay nhất định bạn phải biết
Viêm xương khớp: đây cũng là một trong những loại khớp phổ biến. Theo đó, vị trí tổn thương chủ yếu tại viêm xương khớp đó là sụn khớp - sụn chính là mô bao bộc những đầu xương có vai trò trong việc làm giảm ma sát, đảm bảo những đầu xương dễ dàng trượt lên nhau trong quá trình vận động khớp. Do đó, khi bị viêm xương khớp sẽ làm cho khớp khó bị chuyển động, biến dạng, hoặc cũng có thể khiến cho xương lệch khỏi vị trí ban đầu. Những khớp thường bị viêm gồm có: khớp bàn tay, đầu gối, cột sống, hông. Theo đó, bệnh lý này thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, nhất là người > 40 tuổi. Những bệnh viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ, đặc biệt là những trường hợp sau khi chấn thương ở vùng khớp.
Viêm khớp dạng thấp: đây là một trong những bệnh có liên quan đến bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, do đó vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp chính là những màng hoạt dịch, tiếp đến là làm rối loạn những thành phần khác của khớp. Những đối tượng mắc bệnh lý này là phụ nữ > 40 tuổi.
Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh viêm xương khớp
Bệnh viêm xương khớp sẽ bao gồm rất nhiều loại khác nhau, mỗi một loại sẽ có nguyên nhân riêng. Nhưng sẽ được phân chia thành 2 nhóm nguyên nhân như sau:
- Những nguyên nhân tại khớp: thông thường sẽ là viêm sụn, thoái hóa, nhiễm khuẩn tại khớp, bào mòn sụn khớp, bị chấn thương khớp.
- Những nguyên nhân ngoài khớp: do những rối loạn chuyển hóa, bất thường trong hệ miễn dịch gây tổn thương thành phần trong khớp,... Những tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động, cấu trúc của khớp nên sẽ dễ gây nên tình trạng viêm khớp.
Triệu chứng & Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp
1. Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết bệnh
Những dấu hiệu của viêm khớp còn tùy thuộc vào vị trí khớp viêm. loại viêm khớp. Theo đó, những triệu chứng sẽ được cảnh báo cụ thể như sau:
- Đau khớp, có thể đau trong quá trình vận động, hoặc ngay cả khi không vận động.
- Sưng và cứng khớp: thông thường sẽ gặp đối với những bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Hạn chế về tầm vận động của khớp, đa phần những trường hợp hạn chế có kèm theo tình trạng đau, nhưng cũng có thể hạn chế đơn thuần.
- Đỏ tại vùng da quanh khớp.
- Bị viêm tại chỗ hoặc vùng ở xung quanh khớp.
- Xuất hiện tình trạng lạo xạo trong quá trình cử động khớp, thông thường sẽ xuất hiện vào buổi sáng.
- Những triệu chứng ngoài kèm theo như: nổi phát ban/ ngứa ngáy, sốt, khó thở, sụt cân,... Những triệu chứng này cũng được xem là dấu hiệu của những bệnh lý khác.
2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao?
Những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ đến mọi người về các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp ở mức độ cao gồm có:
- Độ tuổi: tuy bệnh viêm khớp có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng đối với người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao. Bởi ảnh hưởng của những rối loạn chuyển hóa, tích tụ những chấn thương kéo dài.
- Giới tính: bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
- Nghề nghiệp: đối với những người có công việc lao động nặng, ngồi làm việc ở trong một tư thế, hoặc vận động sau tư thế khi đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở mức độ cao.
- Chấn thương: đối với những chấn thương tại khớp sẽ gây nên tình trạng viêm khớp cấp tính ngay khi đó, hoặc tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này về sau.
- Rối loạn trao đổi chất: điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng thành phần của khớp, xuất hiện những thành phần bất thường ở trong khớp.
- Những người thừa cân: khi đó sẽ tăng sức ép lên đến khớp gây nên những bệnh viêm xương khớp, hoặc sẽ có nguy cơ đẩy nhanh thêm quá trình viêm có sẵn ở khớp.
- Đối với những bệnh hệ miễn dịch, một số rối loạn di truyền cũng sẽ gia tăng thêm nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Phương pháp điều trị bệnh viêm xương khớp
Chỉ ngoại trừ viêm khớp do bị nhiễm khuẩn, phần lớn thì những bệnh viêm khớp đều được liệt kê vào bệnh mãn tính. Do đó, điều trị dứt điểm bệnh lý này là rất khó. Có rất nhiều những nguy nhân gây nên bệnh viêm xương khớp và mục tiêu điều trị chung đó là giảm đau và mang lại được trạng thái hoạt động như ban đầu, hạn chế được tình trạng bệnh tái phát và phòng ngừa được sự biến dạng của khớp.
Theo đó, những phương pháp chủ yếu để tiến hành điều trị bệnh viêm xương khớp được các bác sĩ chỉ định cụ thể như sau:
* Điều trị nội khoa
Sẽ áp dụng đa phần đối với mọi trường hợp, cũng có chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc dùng kết hợp với những phương pháp phẫu thuật khác. Nhưng thuốc chỉ định sẽ dựa vào từng loại viêm khớp, trong đó gồm: thuốc giảm đau chống viêm, thuốc đặc hiệu đối với từng nguyên nhân. Do đó, quá trình dùng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
Những loại thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng đối với bệnh viêm khớp đó là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không Steroid với những biệt dược như: mobic, ibuprofen. Thuốc Corticoid có thể được chỉ định sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
* Điều trị ngoại khoa
Tiến hành làm phẫu thuật sẽ được chỉ định đối với những trường hợp cụ thể như sau:
- Phần khớp không thể hoạt động được.
- Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.
- Tình trạng đau kéo dài không đáp ứng với việc điều trị nội khoa.
- Những phương pháp phẫu thuật gồm có:
- Phẫu thuật làm cứng khớp: những đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi được điều trị lành.
- Phẫu thuật tạo hình khớp nhằm thay thế khớp.
- Tạo hình xương: phần xương sẽ được làm phẫu thuật tái tạo nhằm bảo đảm được chức năng của khớp.
* Chế độ sinh hoạt
Ngoài những phương pháp điều trị trên thì chế độ sinh hoạt cũng rất cần thiết đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp. Các bạn cần phải luyện tập thể dục, ăn kiêng là 2 việc cần phải tiến hành thực hiện đều đặn.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ khiến cho khớp được dẻo dai hơn. Có thể lựa chọn bộ môn bơi lội, khi đó sẽ giảm được áp lực lên các khớp. Nhưng cũng cần phải bảo đảm về chế độ sao cho vừa sức.
- Áp dụng chế độ giảm tinh bột, nhất là những người mắc bệnh béo phì. Tăng cường dung nạp những loại thức ăn có chứa oxi hóa nhằm giảm viêm. Cần phải duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
Những thông tin cung cấp trên nhằm giải thích cho mọi người được biết rõ về bệnh viêm xương khớp là gì và những nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định được phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.