Khi về nước, "bệnh nhân 91" được ba bác sĩ đi kèm trong suốt các chặng bay dài tổng cộng 15 giờ.
Các bác sĩ còn mang theo 6 bình oxy dự trữ và thiết bị y tế, sẽ theo sát tình hình sức khỏe bệnh nhân để kịp thời xử trí cấp cứu trong các tình huống có thể xảy ra khi máy bay đang ở trên cao.
>>> Cập nhật thêm tin tức mới nhất:
- Có đến 63 ca mắc bạch hầu, quyền Bộ trưởng Y tế họp khẩn
- Bệnh nhân 91 được công bố khởi bệnh
- Bệnh bạch hầu: Thêm một người tử vong ở Việt Nam
Phi công Anh sẽ được đưa từ TP HCM ra Hà Nội tối 12/7, lên máy bay của Vietnam Airlines, dự kiến qua Frankfurt rồi hạ cánh ở London sáng ngày hôm sau, đại diện hãng hàng không cho biết. Máy bay này sang châu Âu để đón một số công dân Việt Nam về nước.
Trước đó Tiểu ban Điều trị của Bộ Y tế đã hội chẩn lần thứ 6 đối với người này, kết luận anh ta đủ sức khỏe về nước. Các bác sĩ cũng đánh giá các nguy cơ đối khi di chuyển trên cao và thời gian dài đối với cơ thể nói chung và phổi nói riêng của một người vừa khỏi trọng bệnh.
Viên phi công, 43 tuổi, đầu tuần này được tuyên bố khỏi hoàn toàn Covid-19, di chuyển tự do không cần cách ly. Đây từng là bệnh nhân nặng nhất Việt Nam, trải qua hơn 100 ngày điều trị tại hai bệnh viện Nhiệt đới TP HCM và Chợ Rẫy, có những lúc nguy kịch tưởng không giữ được mạng sống, tuy nhiên nhờ được chạy chữa tốt và tuổi trẻ đã hồi phục thần kỳ.
Anh này làm việc cho Vietnam Airlines, tới Việt Nam đầu tháng 3, đến chơi ở Budda Bar&Grill - nơi sau trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất TP HCM, sau đó nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị 65 ngày.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết đã nhận được khoản chi phí chữa trị cho viên phi công, do bảo hiểm trả.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vnexpress.net!