Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin tức y dược

Nhiều vụ phụ huynh không cho trẻ tiêm vắc - xin sởi - Cục Y tế dự phòng vô cùng bối rồi

Cập nhật: 22/01/2019 10:03
Người đăng: Nguyễn Trang | 1072 lượt xem

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu đề nghị những đơn vị Y tế địa phương phải có văn bản cáo với chính quyền địa phương về những trường hợp chống lại vắc - xin, không chịu cho trẻ tiêm vắc - xin sởi. Chúng tôi đã tuyên truyền rồi mà các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm phòng đó chính là trách nhiệm của các bà mẹ.

Có gần 2.000 ca mắc sởi và đang còn tiếp tục tăng lên

Chiều ngày 21.1, Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cụ Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có một buổi làm việc với Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh về tình trạng sởi đang bùng phát ở địa phương cũng như về công tác phòng sởi tại đây.

Theo như Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Hồ Chí Minh trong năm 2018 đã phát hiện có đến 1.980 ca bị mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2018 chỉ có rác rải vài ca mắc sởi, nhưng cho đến tuần thứ 32 thì bắt đầu tăng nhanh, cho đến cuối năm 2018 mỗi tuần lại phát hiện từ 300 - 400 ca mắc sởi. Tình hình này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh trong đầu năm 2019.

Nhiều vụ phụ huynh không cho trẻ tiêm vắc - xin sởi - Cục Y tế dự phòng vô cùng bối rồi 1Có gần 2.000 ca mắc sởi và đang còn tiếp tục tăng lên

Bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Vào những năm trước, mỗi tuần chỉ phát hiện rải rác vài ca, có năm chỉ phát hiện > 20 ca mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, vào năm 2013 vào 2014 thời điểm xảy ra địa dịch sởi, toàn thành phố đã có số ca mắc bệnh sởi > 1.500 ca. Tại thời điểm này, bệnh sởi bắt đầu tăng cao từ tuần thứ 35 của năm 2013 và kéo dài cho đến tháng 6/2014.

Bác sĩ Nga còn chia sẻ thêm: “Như vậy, nhiều khả năng lần này sẽ là chu kỳ của bệnh sởi với 5 năm/ lần, nhưng năm 2018 bệnh sởi còn tăng sớm hơn đại dịch sởi trước đó, vì chỉ mới tuần thứ 32 đã tăng cao. Hiện bệnh sởi còn đang tiếp tục tăng cao, chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều khả năng bệnh sởi sẽ còn tăng mạnh kéo dài đến tháng 6.2019. Tình hình này, nếu chúng ta không có biện pháp để ngăn ngừa, nhất là tiêm phòng vắc xin sởi sẽ rất nguy hiểm”.

Theo Bác sĩ Nha trong số 1.989 ca mắc bệnh sởi được phát hiện trong năm 2018 thì có 4.5% trẻ < 9 tháng tuổi (độ tuổi chưa đủ để tiêm vắc - xin sởi), từ 5 tuổi trở lên chiếm 60%, đặc biệt có gần đến 14% mắc bệnh sởi > 16 tuổi.

Ngoài ra, Bác sĩ Nga còn nói thêm: “Dù số người lớn mắc sởi ngày càng tăng, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số người mắc sởi nhưng thời gian qua việc tuyên truyền, khuyến cáo chỉ tập trung ở trẻ em, không quan tâm đến người lớn. Điều này đang trở thành mối lo lớn cho việc phòng, chống bệnh sởi”.

Các bậc phụ huynh không muốn cho trẻ tiêm vắc - xin sởi

Hiện nay, tình hình bệnh sởi đang diễn biến khác phức tạp, có nguy cơ bùng phát thành đại dịch nhưng điều đáng lo là số trẻ em tiêm phòng vắc - xin trên địa bàn thành phố đang còn ở mức thấp. Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy hiện số trẻ văn - xin sởi mũi một chỉ đạt ở mức 80% còn lại tiêm 2 mức ở mức thấp, chỉ mới hơn 80%.

Theo phân tích của bác sĩ Nga cho biết: Do người dân trong cộng đồng cũng như những trường học chưa có sự hợp tác, không muốn tiêm vắc - xin sởi trong trường trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, còn là sự bất nhất giữa những điểm tiêm dịch vụ với tiêm chỉnh mở rộng tại những trạm Y tế.

Nhiều vụ phụ huynh không cho trẻ tiêm vắc - xin sởi - Cục Y tế dự phòng vô cùng bối rồi 2
Các bậc phụ huynh không muốn cho trẻ tiêm vắc - xin sởi

Hiện tại, dù ngành Y tế những địa phương đã tuyền tuyền việc tiêm vắc - xin sởi nhưng nhiều bà mẹ không muốn tiêm vắc - xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Những phụ huynh còn cho biết, bác sĩ tiêm vắc - xin sởi dịch vụ nói chỉ tiêm duy nhất một múi trước trẻ bước vào độ tuổi 12, còn 2 mũi là cách 3 năm sau chứ không phải tiêm mũi 1 là 9 tháng tuổi và mũi 2 là 18 tháng tuổi như chương trình tiêm chủng mở rộng nên sẽ không chịu tiêm.

Bà Nga còn cho biết thêm qua khảo sát 26 trường hợp trẻ mắc sởi do không được tiêm phòng/ không đủ 2 mũi vắc - xin sởi cho thấy có đến 10 trường hợp thiếu thông tin về tiêm chỉnh, 8 trường hợp nhân viên Y tế chưa thống nhất chỉ định tiêm sởi giữa lịch tiêm chủng mở rộng Quốc gia và tiêm dịch vụ, 7 trường hợp lại chưa quan tâm nhiều đến việc tiêm chủng.

Vì vậy bà Nga tỏ ra lo lắng bở hiện nay vẫn còn 13.5% trẻ ở độ tuổi < 5 nằm trong chiến dịch tiêm vắc - xin sởi - Rubella không cung cấp bằng chứng trẻ đã tiêm đủ 2 mũi. Những trường hợp chưa tiêm lại nằm trong nhóm đối tượng nguy hiểm cao, có thể mắc bệnh khi vô tình tiếp với người mắc bệnh.

Ông Trần Đắc Phu cho rằng: Tình hình diễn biến bệnh sởi hiện nay không khác gì so với địa dịch sởi vào năm 2014. Tuy nhiên, tình hình bệnh năm nay lại diễn ra sớm hơn, xảy ra nhiều ở cả trẻ em và người lớn. Đối tượng người lớn mắc bệnh lại trở thành mối nguy hiểm, vì chính họ sẽ là nguồn lây lớn cho cộng đồng.

Nguy cơ bệnh sởi bùng phát thành đại dịch là rất lớn, nhưng ông Phu hiện nay công tác giám sát ca bệnh viện sởi tại Tp. Hồ Chí Minh còn rất yếu kém, nếu không nói là những nhân viên Y tế còn lơ là trong việc giám sát. Ông còn dẫn chứng thêm tại một số phương có 9 ca mắc sởi, nhưng nhân viên Y tế chỉ tìm được 2 ca mắc sởi để giám sát, còn lại không tìm ra: “Chúng ta làm công tác phòng chống dịch mà để mất ca bệnh thì làm sao làm công tác phòng chống dịch”.

Về vấn đề tiêm vắc xin sởi, ông Phu cho rằng hiện nay thành phố đang thực hiện chiến dịch tiêm vắc - xin sởi cũng đồng thời là thực hiện chống dịch. Theo quy định của Bộ Y tế, chiến dịch vắc - xin sởi đối với mũi 1 lúc 9 tháng, còn mũi vắc - xin sởi - Rubella khi đủ 12 tháng thì cũng phải tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, tiêm mũi 2 lúc 18 tháng tuổi.

Theo đó, ông Phu đề nghị: "Chúng ta đã tuyên truyền rồi mà các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm là trách nhiệm của các bà mẹ. Ai chống lại không tiêm vắc xin, ngành y tế phải có văn bản báo cáo với chính quyền địa phương, chứ không thể để họ không tiêm cũng mặc kệ rồi chúng ta nói đã tuyên truyền rồi mà họ không chịu tiêm”.

Nguồn: https://motthegioi.vn/

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898