Bộ Y tế ghi nhận 17.451 ca tay chân miệng, trong đó 4 người tử vong, trên cả nước tính từ đầu năm đến nay.
Số tử vong, có 2 ca ở Kiên Giang, tại An Giang và Long An mỗi nơi một ca. So với cùng kỳ năm 2020, số bệnh nhân tăng 4 lần, chủ yếu khu vực miền Nam, đặc biệt là TP HCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
>>> Cập nhật các bản tin tức mới nhất:
- Người Việt Nam bỏ tiền túi cho Y tế cao gấp đôi khuyến cáo WHO
- Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW 1 viết kiểm điểm
- QUẢNG NAM: Bệnh tay chân miệng tăng gấp 7.5 lần
Tại TP HCM, bệnh tay chân miệng bùng phát ở mức báo động. Ba tháng đầu năm thành phố ghi nhận hơn 2.500 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết quận, huyện ghi nhận số bệnh nhân "tăng ở mức báo động".
Theo Bộ Y tế, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa. Số mắc gia tăng từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm. Trẻ dễ mắc bệnh do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Phòng chống bệnh bằng cách vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh...
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh dịch lây lan ra diện rộng. Bệnh viện phân tuyến điều trị, hạn chế chuyển tuyến bệnh nhân tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên và lây nhiễm chéo với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vnexpress.net!