Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Đời sống sinh viên

Tân sinh viên cùng với những “trải nghiệm đầu đời”

Cập nhật: 30/09/2024 16:43
Người đăng: Nguyễn Nga | 60 lượt xem

Chi phí đắt đỏ, giao thông đô thị hay môi trường học... đều là những vấn đề mà tân sinh viên gặp phải khi lên học Đại học. Để vượt qua được những điều này, các em sinh viên cần có sự bình tĩnh và giải quyết vấn đề đúng trọng tâm. 

Tân sinh viên cùng với những “trải nghiệm đầu đời

Chi phí đắt đỏ

Ở quê, các em sinh sống cùng với ba mẹ, được ba mẹ lo cho hết mọi việc, hầu hết thời gian chỉ dành cho việc học. Khi lên thành phố, các em phải tự lo cho bản thân, tự học cách chi tiêu.

Hồng Hoa đến từ Nam Định chia sẻ: “Lúc đầu em nghĩ chỉ cần 3 triệu đồng là quá xông xênh rồi, vì hồi ở quê em còn không dùng tới tiền tiêu vặt. Nhưng cuối cùng mọi thứ không như mơ".

Tháng đầu tiên, Hoa bước chân lên thành phố sinh sống và học tập, không dám ra chợ mua rau bởi mức giá em phải trả cho một mớ rau muống lên tới 25.0000 đồng. So với ở quê đắt gấp 10 lần.

Số tiền khoảng hơn 3 triệu mà ba mẹ cho hàng tháng thì em đã phải dành 1 triệu trả tiền nhà trọ, 1 triệu dành cho các khoản phí trên trường, giáo trình… Đồ dùng cá nhân khoảng 700.000 đồng. Số tiền còn lại là để dành cho đi lại và ăn uống hàng ngày. Để tiết kiệm chi phí thì bố mẹ các em hay gửi đồ ăn lên như thịt, trứng để cho các em ăn hàng ngày. Với rau thì phải mua vì không để được lâu.

Hoa cũng không nghĩ rằng lên thành phố rau lại đắt tới như thế. Đặc biệt là sau cơn bão Yagi vừa qua khi lượng rau khan hiếm thì nhiều khi Hoa chia sẻ phải nhịn rau vì quá đắt.

Hầu như, cuối tháng nào số tiền ba mẹ cho Hoa cũng không còn, có khi phải xin thêm mặc dù đã chi tiêu rất tiết kiệm. Thực sự đây là điều khiến em vô cùng bỡ ngỡ và còn chưa kịp thích nghi.

Giao thông đô thị

Tân sinh viên cùng với những “trải nghiệm đầu đời”

>>>> Xem ngay: Ký sự thực tập sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tại Bệnh viện Hóc Môn

Gia Khánh, tân sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cảm thấy vô cùng bị “choáng” khi tham gia giao thông tại Hà Nội.

Khác với Hoa, Khánh không ở trọ riêng gần trường mà về ở cùng nhà anh trai để tiết kiệm chi phí. Khánh ở cách trường khá xa khoảng 10km. Với em, khi đi học ở quê thì 10km là chuyện rất bình thường, em có thể đi bus đi học. Khánh đã đi trải nghiệm thử vào buổi chiều và thấy quãng thời gian di chuyển từ nhà tới trường chỉ mất 30 phút nên cảm thấy rất phù hợp.

Thế nhưng, “cú sốc đầu đời” khi là tân sinh viên đã diễn ra với Khánh. Thời điểm đi học của em cũng là lúc thời gian cao điểm, người dân cũng đi làm đi học. Em ngồi im trên xe bus và không nhúc nhích, trên đường “không một chỗ trống”. Ngày thường em đi hơn 1 tiếng mới tới trường, ngày mưa thì gần hai tiếng. Ngày nào đi học em cũng bị đi muộn. Hên lắm mới có thể kịp giờ.

"Thời gian ngồi buýt một ngày bằng em đi xe khách từ Hà Nội về quê ở Phú Thọ", Khánh nói.

PGS.TS Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất chia sẻ rằng những khó khăn như hai em sinh viên ở trên gặp phải là điều dễ gặp và dễ hiểu. Theo ông nhận định, các em đều là những sinh viên ở quê lên, chưa quen với cuộc sống tự lập và tấp nập nơi thành thị nên việc chủ động mọi việc ban đầu sẽ bị sốc tâm lý và chưa thể nào quen ngay được.

Trên Tạp chí Giáo dục năm 2023, nghiên cứu được khảo sát khoảng 900 tân sinh viên thì số sinh viên gặp khó về tài chính trong năm đầu Đại học, kế đó là học tập và đời sống xã hội lên tới 43%.

Theo thầy Lê Xuân Thành chia sẻ thì ngoài những khó khăn của hai bên kể trên thì không ít các em cũng gặp những khó khăn về thích nghi với môi trường học.

Môi trường học

Viết Tuấn, sinh viên Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một trong số các bạn sinh viên bị “sốc” với môi trường học bao gồm nội dung và chương trình học.

Em vốn là một học sinh chuyên Toán của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Khi học, nhìn thời khóa biểu em thấy không có gì là phức tạp khi chỉ học có bốn môn. Ngày xưa học cấp 3, thời gian học của em còn nhiều hơn rất nhiều. Thế nhưng, ít môn không phải là dễ mà ngược lại, chương trình mỗi môn học có kiến thức nặng hơn gấp mấy lần phổ thông và trong khi đó thầy cô lại dạy khá nhanh.

Có những hôm, chỉ một câu hỏi của sinh viên mà thầy cô mất gần nửa tiếng để giải đáp được câu hỏi đó. Khi sinh viên đã hiểu, thầy cô tiếp tục quay trở lại bài học, tốc độ dạy nhanh hơn để kịp tiết nên có những lúc em nghe như “vịt nghe sấm”. Em kể rằng về tới nhà mình không hiểu gì hết rất sợ nên đã phải chủ động nghiên cứu thêm tài liệu ở thời gian rảnh. Việc tìm tài liệu cũng rất nan giải vì phương pháp dạy của thầy cô không phải ai cũng giống nhau.

Khi học cấp 3 em còn có nhiều thời gian rảnh nhưng lên học Đại học, kiến thức nặng hơn thì đồng nghĩa bài được giao và "deadline" dồn dập cũng khiến em khá “ngợp”. Ví dụ như môn nhập môn Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại số hay Giải tích, sinh viên phải tự theo dõi trên nhiều web khác nhau để hoàn thành bài tập cho kịp thời hạn giao.

Tân sinh viên cùng với những “trải nghiệm đầu đời”

>>>> Mách bạn: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo phụ huynh, học sinh tại TP Hồ Chí Minh

Nghiên cứu năm 2022 của sinh viên trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, số sinh viên năm nhất gặp vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm cũng lên tới 45-57%. Đây là con số cảnh báo bởi nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, tác động tiêu cực tới kết quả học tập của các em.

Ông Lê Xuân Thành cũng đồng cảm với những khó khăn của các em nên cũng chia sẻ các em hãy cố gắng bình tĩnh để xem khó ở đâu thì tìm giải pháp ở chỗ đó, không nên hoảng loạn.

"Đôi khi, các em xử lý thông tin nhanh quá, hoặc lo lắng, nóng vội dẫn tới hoảng loạn và đưa ra những quyết định không hợp lý. Do đó, điều đầu tiên tôi luôn nhắc sinh viên là sống chậm lại", ông nói.

Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, trường Đại học Mở Hà Nội, thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh cũng đồng tình với ý kiến trên nên nhà trường luôn có những giải pháp để hỗ trợ các em hết mức. Quan trọng các em biết mình đang gặp vấn đề gì, cởi mở với thầy cô, thầy cô sẽ cùng tháo gỡ.

Đơn cử như việc tìm nhà trọ. Nhiều em rất khó khăn trong việc đi tìm nhà trọ, tìm nơi thuận tiện cho việc đi lại. Nhà trường rất thấu hiểu và xây dựng ngân hàng nhà trọ tin cậy cho sinh viên. Tất cả những địa chỉ trọ đã được nhà trường tìm kiếm và tìm hiểu rất kỹ về điện nước, khả năng chi trả của các em có phù hợp hay không… Sau đó các em có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mình.

Về khó khăn tài chính, ông Ngọc Anh cho biết trường nào cũng sẽ có quỹ học bổng, khen thưởng, hỗ trợ sinh viên. Đơn cử như Đại học Mở Hà Nội, quỹ học bổng lên tới 20 tỷ mỗi năm. Các kênh hỗ trợ từ xa cũng giúp các em có được việc làm tốt nhất mà không lo bị lừa đảo…

Bây giờ việc vay vốn của sinh viên cũng rất thuận tiện. Ngoài hỗ trợ ở trường thì các bạn có thể vay ngân hàng với hạn mức phổ biến 3-5 triệu đồng.

Đối với việc thích nghi với môi trường học. Thầy cô khuyên các em có thể xây dựng nhóm học tập, kết nối với Đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội đồng hương. Từ đó, các em có thể được cùng nhau hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm học cũng như trao đổi học liệu, đề cương. Khi được chia sẻ, mọi áp lực của học hành sẽ được tan biến. Dần dần, bạn sẽ quen dần với môi trường và có thể tham gia thêm các hoạt động và trải nghiệm xã hội để làm giàu vốn sống.

Giải quyết vấn đề ở trên, anh em Khánh đã lựa chọn ở trọ khác để thuận tiện cho cả hai anh em hơn.

Bạn Hoa cho hay, sau một thời gian bị “sốc”, bạn đã có kế hoạch chi tiêu tốt hơn. Bạn tải app chi tiêu và quản lý. Bạn không còn uống trà sữa hay chơi bời nhiều nữa mà tận dụng mỗi lần về quê thì lấy rau củ để tiết kiệm chi phí.

"Giá cả ở đây em nghĩ cũng chẳng giảm được nữa, nên mình cần điều chỉnh bản thân", Hoa nói. "Sau khi ổn định việc học, quen đường sá, khoảng 2-3 tháng nữa em sẽ tìm việc làm thêm".

Tân sinh viên ai rồi cũng sẽ có những bỡ ngỡ riêng. Vì thế, khó khăn ở đâu chúng ta hãy giải quyết ở đó để tiếp tục con đường học tập tốt nhất.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898