Ngành Giáo dục năm 2023 vừa qua là một năm có thật nhiều điều để nói. Ngành đã có những bước tiến vượt trội nhưng bên cạnh đó vẫn còn thật nhiều nỗi lo và thách thức.
Năm 2023 nhìn lại ngành Giáo dục
Cải thiện đời sống giáo viên
Trong năm 2023, lương của giáo viên là một trong vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Tăng lương là một điều vô cùng thiết yếu đối với giáo viên. Điều này giúp cho đời sống của giáo viên được cải thiện, thầy cô có thời gian tập trung với nghề. Thầy cô cũng se tham gia các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn tốt hơn. Thêm nữa, đây cũng là điều thu hút nhiều nhân lực hơn theo học ngành này.
>>>> Mách bạn: Công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực 2024 và định hướng cấu trúc 2025 của Đại học Quốc gia TP HCM
Theo đó, so với mức lương cơ sở trước ngày 1-7 thì mức lương sau này này đã tăng lên 20,8%. Cụ thể tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó giáo viên cũng thuộc đối tượng được tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Đối với giáo viên cấp phổ thông hạng I tăng hơn 2,1 triệu đồng so với trước cụ thể là mức lương cao nhất 12,204 triệu đồng/tháng. Hạng III tăng 725.000 đồng so với trước cụ thể mức lương thấp nhất là 4,212 triệu đồng/tháng.
5 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Vào năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được ban hành. 2020-2021 là niên kháo đầu tiên triển khai. Đến thời điểm hiện tại thì chương trình dã đi được nửa chặng đường. Nửa chặng đường ấy cũng đã có rất nhiều những thay đổi, chuyển biến tích cực đáng kể. Học sinh được tiếp cận năng lực của học sinh, thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thay vì tiếp cận nội dung như trước đây.
Giáo viên đã dần thích nghi được với những thay đổi đáng kể của chương trình giáo dục phổ thông mới này. Thầy cô đã có những đổi mới trong phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Từ đó, học sinh cũng có nhiều cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất, tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh những điểm đạt thì cũng có những điểm chưa đạt cần phải gỡ rối. Hiện nay, nhiều nơi chưa có cơ sở vật chất tốt để đủ đáp ứng được ứng được chương trình giáo dục mới này. Trong môn tích hợp, không nhiều giáo viên có đủ năng lực mà hầu hết chỉ dạy theo bộ môn riêng biệt. Đây thực sự là vấn đề cần được tháo gỡ.
Công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Ngày 28-11-2023, Bộ GD-ĐT công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, nội dung thi cũng sẽ theo sát chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phương án thi là 2+2 với 2 môn thi bắt buộc là Toán và Văn. 2 môn thi tự chọn là các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đây cũng được xem là một trong những bước ngoặt lớn theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn xã hội theo hướng giáo dục thực dạy, thực học, thực nghiệp.
Quy hoạch mạng lưới đại học
Để có kế hoạch tốt cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GD-ĐT đã tổ chức các buổi tọa đàm lấy ý kiến. Sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và 18-20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia trong khoảng khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia. Nhiệm vụ đào tạo giáo viên chỉ tổ chức tại các cơ sở giáo dục đại học cũng nằm trong lộ trình giáo dục đến năm 2030.
Báo động về liêm chính khoa học
Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted, PGS, TS Đinh Công Hướng là người đã bán bài báo khoa học để kiếm tiền. Hành vi này đã gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Vụ việc này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về liêm chính khoa học ở Việt Nam. Theo đúng pháp lý, nếu cơ quan chủ quản cho phép, việc tác giả ghi công trình nghiên cứu khoa học ở nơi khác có thể không vi phạm quy định nhưng nếu xét về xã hội thì đây chính là hành vi tiếp tay cho sự gian dối, đánh lừa xã hội nhằm thu hút sinh viên.
Qua vụ việc này, thực sự cũng đáng báo động và nhà nước cũng cần có các chế tài xử lý thích đáng cùng với đó là chế độ đãi ngộ tốt với các nhà khoa học. Thêm nữa, vấn đề bằng giả cũng là vấn đề thực sự báo động từ cán bộ công chức cho đến giảng viên. Điều này cần phải khắc phục.
Bạo lực học đường vẫn nghiêm trọng
Vấn đề nhức nhối trong xã hội cần được nhắc đến đặc biệt là năm 2023 đó chính là bạo lực học đường. Trên cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học sinh, trong số đó có 854 học sinh là nữ. Con số này được thống kê tính từ ngày 1-9-2021 đến 5-11-2023. Hầu hết các vụ bạo lực đều diễn ra trong trường học và liên quan đến nữ là rất nhiều. Đáng báo động là độ tuổi bạo lực ngày càng trẻ hóa và mức độ thì càng ngày càng đa dạng và nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Năm 2024: Cam kết chất lượng là thước đo
>>>> Xem ngay: Trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2024 cần lưu ý điều gì?
Năm 2024 là một năm đầy thách thức và nước rút. Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Năm nay là năm cuối thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nên sẽ là sự đánh giá cả chu trình đổi mới. Thêm vào đó là hàng loạt các nhiệm vụ mới để chuẩn bị tiếp cho năm 2025 với đầy thách thức mới.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh với tinh thần chung là lắng nghe từ thực tiễn khi chúng ta đối diện với nhiều thách thức, nhiều khó khăn, nhiều việc đặt ra. Chúng ta sẽ thay đổi những gì chưa phù hợp để đi đúng hướng. Thước đo cho mọi công việc chính là sự cam kết về chất lượng.
Năm 2023 nhìn lại ngành Giáo dục cùng những điều đạt và chưa đạt. Từ đây chúng ta sẽ có những định hướng mới cho năm 2024 cần đạt.