Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra về tình trạng công tác thu chi đầu năm không đúng quy định. Thêm vào đó, Bộ cũng đưa ra hướng về việc quản dạy thêm học thêm, xử lý lạm thu.
Quản lý dạy thêm học thêm, xử lý lạm thu
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã tiếp xúc cử tri ở trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15. Theo đó, có nhiều các khoản thu bất hợp lý bên ngoài khoản thu đầu năm học theo quy định. Những khoản thu này do Ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thu của phụ huynh trong lớp.
Về các khoản thu, Thông tư 55/2011 của Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn phát sinh những khoản thu khác không có trong quy định như: kinh phí mua tivi, quỹ khen thưởng, máy điều hòa... Các khoản thu này đối với các bậc phụ huynh có thu nhập thấp thực sự được coi là một gánh nặng.
>>>> Xem ngay: Danh sách 6 trường Sư phạm công bố xét tuyển học bạ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Về vấn đề này, các cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo Thanh tra kiểm tra và xử lý trách nhiệm địa phương có để xảy ra vấn đề lạm thu đầu vào năm học mới.
Về các kiến nghị này của các cử tri thì trong những năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đều ban hành văn bản chỉ đạo. Theo đó, văn bản đã có hướng dẫn đầy đủ các địa phương và tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm đối với vấn đề lạm thu ở trường học này.
Thanh tra Bộ GD-ĐT đã tiến hành 5 cuộc thanh tra vào năm học 2021-2022. 1 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra đã được diễn ra năm 2022. Năm 2023 Bộ GD-ĐT đã tiến hành 3 cuộc thanh tra. Khoản thu, chi ngoài ngân sách đều nằm trong nội dung thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ GD-ĐT. Tất cả những hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác thu chi đầu năm không đúng quy định mà Bộ GD-ĐT đã phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra đều đều được xử lý theo thẩm quyền.
Để Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định về khoản thu, mức thu đối với cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý trên địa bàn thì các địa phương, Sở GD-ĐT đã tham mưu theo đúng chức năng nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó, thực hiện các công việc đầu năm học trong đó có tổ chức thanh tra, kiểm tra đầu năm học trong đó có nội dung thu chi đầu năm học. Nếu có phát hiện bất thường kịp thời xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tiếp tới đây, các Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch của Bộ GD-ĐT. Các khoản thu, chi ngoài ngân sách trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý và cần được chấn chỉnh tình trạng lạm thu kịp thời.
Trong việc để xảy ra tình trạng lạm thu theo thẩm quyền thì Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm một cách triệt để.
Ngoài ra, để phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, phân cấp, tự chủ trong giáo dục và việc phối hợp quản lý trong giáo dục Bộ GD-ĐT cũng đang đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55.
Đề xuất đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Để việc quản lý đồng bộ, thống nhất trong việc dạy thêm, học thêm thì cử tri tỉnh Thanh Hoá cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, ban hành quy định mới về vấn đề này. Qua đó cần bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có như vậy thì công tác quản lý mới có thể chặt chẽ, minh bạch hơn.
Bộ GD-ĐT trả lời cử tri về vấn đề này rằng sau khi Luật sửa đổi Luật Đầu tư danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã loại bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm. Tại Thông tư số 17/2012, một số Điều quy định về điều kiện và cấp phép tổ chức dạy thêm đã không còn phù hợp.
Tại thông tư 17, từ năm 2019, Bộ đã ban hành quyết định công bố hết hiệu lực các điều có liên quan nội dung này. Tuy nhiên, vẫn có hiệu lực thi hành đối với các quy định khác của Thông tư 17 trong đó có các quy định về nguyên tắc dạy thêm học thêm và các trường hợp không được dạy thêm.
>>> Mách các sĩ tử: Thi tốt nghiệp khối C gồm những môn nào và trường nào đào tạo"}" data-sheets-userformat="{"2":12801,"3":{"1":0},"12":0,"15":"arial, helvetica, sans-serif","16":11}" data-sheets-hyperlink="https://caodangyduochcm.vn/ky-thi-thpt-quoc-gia/thi-tot-nghiep-khoi-c-gom-nhung-mon-nao-va-truong-nao-dao-tao-c339884.html" data-sheets-hyperlinkruns="{"1":21,"2":"https://caodangyduochcm.vn/ky-thi-thpt-quoc-gia/thi-tot-nghiep-khoi-c-gom-nhung-mon-nao-va-truong-nao-dao-tao-c339884.html"}{"1":82}">>>>> Mách các sĩ tử: Thi tốt nghiệp khối C gồm những môn nào và trường nào đào tạo
Trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, trách nhiệm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục về hoạt động dạy thêm học thêm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm cũng được Bộ GD-ĐT nêu rõ về trách nhiệm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục.
Các điều còn hiệu lực của Thông tư 17 đã ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm học thêm tại địa phương thì rất nhiều địa phương đã căn cứ vào để áp dụng sao phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của địa phương.
Qua các ý kiến góp ý của cử tri, về việc đưa hoạt động dạy thêm học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ GD-ĐT thời gian tới cũng sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội.
Nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động này trong và ngoài nhà trường của các địa phương, cơ sở giáo dục, Bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm (sửa Thông tư 17) ngay sau khi được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Về việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra triệt để.
Quản lý dạy thêm học thêm, xử lý lạm thu là một trong những điều vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ giúp cho việc học sinh và phụ huynh yên tâm hơn rất nhiều.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp