Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp và những lưu ý quan trọng

Cập nhật: 13/10/2021 15:18
Người đăng: Linh Vũ | 692 lượt xem

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp rất quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Dưới đây là một số các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp phổ biến.

1. Kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp là gì?

Phục hồi chức năng hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.

Tùy vào từng loại bệnh sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Do vậy những yêu cầu cũng khác nhau, và đều hướng đến mục đích phục hồi chức năng hô hấp.

Đối với các bệnh mãn tính khi điều trị phục hồi thì sử dụng phương pháp vận động hô hấp trị liệu. Điều đó giúp làm gia tăng dung tích hô hấp tuy nhiên sẽ không bị gia tăng sự tiêu thụ oxy, từ đó sẽ không gây mệt đối với bệnh nhân.

Theo đó, với các bệnh hô hấp mãn tính thì vận động hô hấp trị liệu có vai trò cực kỳ quan trọng. Với những tác động dựa vào những yếu tố sinh lý và cơ học đối với chức năng hô hấp, thì phương pháp vận động hô hấp trị liệu sẽ tống thải các chất dịch ra ngoài cơ thể người bệnh để sự thông khí diễn ra dễ dàng hơn.

Từ đó giúp kiểm soát nhịp thở và tạo sự thư giãn khi gặp phải các cơn khó thở, đồng thời gia tăng sự trao đổi khí theo cách tập thở mang lại hiệu quả tối đa và tập cho lồng ngực giãn nở. Qua đó sẽ giúp duy trì sự vận động bình thường đối với khớp vai và cột sống, nhằm tránh được sự biến dạng đồng thời làm tăng tiến mức độ hoạt động đối với bệnh nhân.

Người bệnh cần được hướng dẫn tập thở và vận động cơ hoành đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.

>>> Click Ngay: Khi bị sốt nên uống gì, ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp

2. Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp gồm các nhóm nào?

Nhóm bệnh phổi rối loạn thông khí hạn chế

Phục hồi chức năng hô hấp rối loạn thông khí nhằm mục đích hạn chế tăng thông khí phổi, giảm năng lượng cần thiết cho việc thở, giảm khó thở do điều khiển được nhịp thở. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động cơ hô hấp tối đa để hỗ trợ bệnh nhân có đủ oxy trong các sinh hoạt thường ngày.

Nhóm bệnh phổi rối loạn thông khí bao gồm: Viêm phổi mô kẽ, tràn dịch màng phổi (chủ yếu là lao màng phổi), xơ phổi, ung thư phổi và lao phổi ổn định...

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng chỉ định các phương pháp: tập thở co hoành các tư thế, tập thở hoành với dụng cụ (ròng rọc, gậy, thang tường, đai vải) tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành có trợ giúp, có trở kháng; cùng với các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực.

Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí tắc nghẽn

Phục hồi chức năng trong nhóm bệnh phổi rối loạn thông khí tắc nghẽn thực hiện nhằm mục đích để tống đẩy các chất đờm dịch trong đường khí phế quản. Từ đó sẽ giúp làm thông thoáng đường dẫn khí, giảm khó thở, tăng thông khí phổi và đồng thời giúp dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Một số bệnh thuộc nhóm bệnh phổi rối loạn thông khí tắc nghẽn bao gồm: giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm phổi, nung mủ phổi phế quản, và áp xe phổi...

Những kỹ thuật phục hồi thường được áp dụng bao gồm: dẫn lưu tư thế kết hợp với kỹ thuật vỗ và rung lồng ngực; tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành; tập thở hoành với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải); các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực.

Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp

Nhóm bệnh phổi do rối loạn thông khí hỗn hợp điều trị bằng Phục hồi chức năng hô hấp với mục đích làm tăng thông khí phổi, tống đẩy chất đờm dịch, từ đó giúp làm giảm khó thở và dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Một số bệnh thuộc nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp bao gồm: đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhóm bệnh sau phẫu thuật lồng ngực, viêm phổi hay áp xe phổi.

Kỹ thuật viên Phục hồi Chức năng sẽ thực hiện các phương pháp: Kỹ thuật vận động tăng cường thể lực, tập thở cơ hoành; dẫn lưu tư thế, kết hợp kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực; tập ho hữu hiệu.

>>> Xem thêm: Điều dưỡng viên là gì? Tìm việc làm điều dưỡng có khó không?

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp

3. Một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp phổ biến

3.1 Kỹ thuật vỗ lồng ngực

Mục đích:

  • Giúp làm rung cơ học và tống đờm dãi ứ đọng trong phổi ra ngoài
  • Vỗ phổi nhằm để tạo ra những cơn sóng cơ học tác động qua thành ngực vào phổi

Vị trí:

  • Chọn vị trí tương ứng với phân thùy phổi
  • Vỗ phía sau của hai bên thành ngực

Cách thực hiện:

  • Chụm bàn tay lại và các ngón khép lại với nhau. 
  • Thực hiện động tác vỗ lên thành ngực để tạo nên một đệm không khí giữa tay và thành ngực
  • Luôn giữ vai, khuỷu, cổ tay của kỹ thuật viên ở trạng thái thoải mái, mềm mại và không lên gân.
  • Tốc độ vỗ vừa phải, tránh dùng lực quá mạnh sẽ gây đau và khó chịu cho người bệnh.
  • Có thể di chuyển bàn tay lên trên hoặc xuống dưới, đồng thời có thể đi ra xung quanh theo kiểu vòng tròn
  • Khi vỗ bạn hãy lót khăn mỏng trên da, lưu ý không vỗ vào vùng xương nhô lên bao gồm: xương đòn bả vai, cột sống, xương đòn.

3.2 Kỹ thuật rung lồng ngực

Mục đích:

  • Rung lồng ngực là kỹ thuật mang tính chất cơ học, có tác dụng làm long đờm và di chuyển đờm vào phế quản để khạc nhổ đờm ra ngoài.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành kỹ thuật rung khi người bệnh thở ra
  • Kỹ thuật viên sẽ đặt hai tay lên thành ngực từ phía sau, sau đó luồn tay vào các kẽ sườn với mỗi người bệnh ... Khi người bệnh hít vào sẽ đẩy xương sườn ra và chống lại sức đè.
  • Khi thở ra, các kỹ thuật viên sẽ ấn tay rồi rung tay nhẹ vào thành ngực để đẩy đờm dãi từ phế quản nhỏ đến phế quản lớn và ra ngoài.

3.3 Kỹ thuật tập thở

Kỹ thuật tập thở là một bước trong các kỹ thuật Phục hồi Chức năng hô hấp.

Thở bụng (thở cơ hoành)

Đặt người bệnh nằm ngửa hoặc trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, gập đầu gối một góc 45 độ, sau đó xoay ngoài hai khớp háng 

Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng thực hiện mẫu: Khi hít vào cơ hoành hạ xuống và phồng bụng lên. Sau đó hãy thở ra đồng thời cơ hoành nâng lên, bụng lõm xuống. Khi người bệnh thực hiện thì kỹ thuật viên hãy đặt một bàn tay lên vùng thượng vị của người bệnh để theo dõi nhịp thở, đồng thời hãy yêu cầu bệnh nhân thở bình thường. Người bệnh hãy thở sâu để đẩy tay kỹ thuật viên lên nhằm để bàn tay kháng lại lực đẩy đó cho đến khi bệnh nhân thở được bằng bụng.

Chú ý:

  • Tránh thở ra như bị ép buộc bởi điều đó gây ra xẹp phổi
  • Tránh thở ra kéo dài sẽ khiến cho người bệnh thở dốc thực sự hoặc thở không đều. 
  • Hãy tập thở trong một thời gian ngắn nhằm giúp tránh gây tăng thông khí phổi
  • Cần hướng dẫn người bệnh tập thở với những tư thế khác nhau như đi lại, nằm, ngồi, hay khi đi lên cầu thang. Với mỗi trường hợp thì bạn hãy đặt tay lên vùng thượng vị nhằm giúp kiểm soát kiểu thở. 

Thở phân thùy hoặc thở cạnh sườn

Đặt tay của kỹ thuật viên lên thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí. Đồng thời chuyển động tay lên xuống theo nhịp thở vài lần, tiếp theo hãy ấn đẩy lồng ngực cho đến khi người bệnh thở ra.

Giữ lồng ngực cơ động tự do cho đến khi người bệnh hít vào.

Kỹ thuật viên sẽ là người trợ giúp cho đến khi người bệnh thở ra, sau đó hãy kháng lại đôi chút cho đến khi người bệnh hít vào, yêu cầu hít vào gắng sức nhằm giúp đẩy ngược lại bàn tay của kỹ thuật viên. Điều đó sẽ giúp người bệnh được thở vào đầy đủ hơn.

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp

3.4 Kỹ thuật thở ra mạnh

Kỹ thuật thở ra mạnh dành cho đối tượng nào? Kỹ thuật thở ra mạnh nhằm thay thế động tác ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho. Kỹ thuật thở ra mạnh giúp đẩy đờm ra khỏi đường thở một cách có kiểm soát. Tránh tình trạng ho tống đờm gây mệt mỏi.

Các bước thực hiện kỹ thuật thở ra mạnh

  • Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
  • Bước 2: Nín thở trong vài giây.
  • Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
  • Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lập lại.

Lưu ý:  

  • Để hỗ trợ thông đờm có hiệu quả, người bệnh ngoài thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát và thở ra mạnh, cần đảm bảo:
  • Uống đủ nước hàng ngày, trung bình từ 1lít – 1,5lít nước, nhất là những bệnh nhân có thở oxy, thời tiết nóng bức.
  • Chỉ nên dùng các loại thuốc long đờm, loãng đờm, không nên dùng các thuốc có tác dụng ức chế ho.​

3.5 Kỹ thuật thở chúm môi

Các bước thực hiện kỹ thuật thở chúm môi bao gồm:

  • Tư thế ngồi thoải mái.
  • Thả lỏng cổ và vai.
  • Hít vào chậm qua mũi.
  • Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

Lưu ý:

  • Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
  • Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen.
  • Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục...

Trên đây là một số các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp phổ biến. Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898