Captopril là thuốc gì và liều lượng sử dụng điều trị bệnh như thế nào? Những thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và tìm hiểu thông tin ở trên các chuyên trang khác nhau. Để hiểu rõ hơn loại thuốc này mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về công dụng của Captopril
Đối với thuốc Captopril sẽ được chỉ định điều trị:
- Tình trạng suy tim.
- Tăng huyết áp.
- Sử dụng đối với những bệnh nhân vừa mới trải qua cơn nhồi máu cơ tim.
- Bảo vệ thận tránh được những tổn hại, điều trị bệnh thận do mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1.
Liều lượng sử dụng Captopril như thế nào?
Liều lượng sử dụng Captopril đối với từng bệnh nhân là không giống nhau, do đó các bác sĩ/ dược sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe trước khi kê đơn thuốc.
>>>> Click ngay: Hướng dẫn về cách sử dụng thuốc Tetracyclin an toàn
Liều dùng Captopril dành cho người lớn
- Liều điều trị tình trạng tăng huyết áp:
- Liều khởi đầu: sử dụng Captopril 25 - 50mg, sẽ chia thành 2 lần/ ngày. Bác sĩ có thể sẽ được tăng liều lượng lên 100 - 150mg/ ngày, chia thành 2 lần nhằm đạt được huyết áp mục tiêu.
- Thuốc được dùng kê đơn lẻ, hoặc sẽ kết hợp với những loại thuốc khác.
- Đối với những người gặp phải vấn đề về thận, hay người cao tuổi nên sử dụng với liều lượng thấp hơn.
- Liều dành cho người bị suy tim sung huyết:
- Liều khởi đầu thông thường: sử dụng Captopril 6.25 - 12.5mg, dùng 2 - 3 lần/ ngày. Phía các bác sĩ sẽ tăng liều lượng đến 150mg/ ngày sẽ được chia thành nhiều lần.
- Người bị loạn tâm thất trái:
- Liều khởi đầu: dùng 6.25mg/ lần, tiếp đến sẽ sử dụng 12.5mg và uống 3 lần/ ngày.
- Tăng liều lượng: liều lượng sẽ được tăng lên 150mg/ ngày và được chia thành nhiều lần tùy vào mức độ đáp ứng.
- Điều trị tình trạng sau khi bị nhồi máu cơ tim.
- Liều dùng thông thường đối với bệnh thận do tiểu đường:
- Liều khuyến cáo cho việc dùng Captopril trong thời gian dài đó là 25mg, uống 3 - 4 lần/ ngày,
- Liều thông thường dành cho người tăng huyết áp khẩn cấp:
- Khi xác định huyết áp tăng khẩn cấp, sẽ tiếp tục điều trị bằng thuốc lợi tiếu, ngừng điều trị thuốc hiện tại, bắt đầu sẽ được sử dụng liều 25mg, dùng 2 hoặc là 3 lần/ ngày theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
- Liều dành cho người bị rối loạn bài tiết di truyền:
- Liều khởi đầu: dùng 25mg, uống 2 - 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn. Liều ban đầu cũng có thể sẽ được điều chỉnh theo sức chịu đựng khoảng tầm 1 - 2 tuần nhằm làm giảm được mức độ rối loạn.
Liều lượng Captopril dành cho trẻ em
- Trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng liều khởi đầu là 0.3mg/kg thể trọng, có thể sẽ tăng liều lượng dưới chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.
- Trẻ có gặp vấn đề về thận, trẻ sinh non và trẻ sơ sinh sử dụng liều khởi đầu là 0.15mg/ kg thể trọng.
Hướng dẫn về cách sử dụng Captopril điều trị bệnh
Mọi người cần phải ngậm thuốc dưới lưỡi, trước, trong hoặc sau mỗi bữa ăn đều được theo đúng chỉ định của các bác sĩ, thông thường sẽ dùng 2 - 3 lần/ ngày.
Nhằm điều trị tình trạng tăng huyết áp, có thể sẽ mất khoảng 2 tuần trước khi thuốc Captopril phát huy công dụng đầy đủ. Đối với điều trị suy tim, có thể sẽ mất khoảng vài tháng. Cần phải thông báo đến với các bác sĩ nếu như tình trạng của bạn không cải thiện hoặc là nếu như xấu đi (ví dụ như: huyết áp của bạn vẫn đang ở mức cao học tăng).
Tác dụng phụ khi dùng Captopril
Mọi người cần phải đến gặp các bác sĩ ngay lập tức nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, hoặc cũng có thể là ít hơn so với bình thường, không tiểu được, bị rối loạn hoặc là bị suy thận.
- Da nhợt nhạt.
- Số, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, xuất hiện những triệu chứng cảm cúm.
- Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (miệng, mũi, âm đạo/ trực tràng), vết tím/ đỏ dưới da.
- Đau ngực.
- Nhịp tim nhanh/ không đều.
- Gây vàng da/ vàng mắt, tăng men gan, suy giảm chức năng gan, viêm gan.
- Sưng tấy mắt, môi, miệng, tăng cân nhanh chóng.
- Trầm cảm, lẫn lộn.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng Captopril gồm có:
- Rụng tóc.
- Ho, khó thở, đau họng hoặc sốt.
- Mất vị giác, mất cảm giác ngon miệng.
- Gặp phải vấn đề về giấc ngủ (gây mất ngủ).
- Chóng mặt, gây buồn ngủ, đau nhức đầu.
- Gây khô miệng, lở loét ở trong miệng/ môi,
- Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày ở mức độ nặng.
- Ngứa da nhẹ hoặc nổi phát ban.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian sử dụng Captopril cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Cũng có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không được đề cập cụ thể ở đây. Nếu như gặp phải những thắc mắc nào về tác dụng phụ, cần phải tham khảo với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Một số những lưu ý khi sử dụng Captopril
Mọi người không nên dùng Captopril nếu như:
- Trường hợp bị dị ứng với Captopril hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, suy thận đang sử dụng chế phẩm chứa Aliskiren.
- Tiền sử phù mạch, có liên quan đến thuốc ức chế men chuyển như Captopril.
- Bệnh nhân không dung nạp được Galactose/ kém hấp thu glucose - galactose.
>>>> Mách bạn: Ameflu Daytime: Liều lượng & Cách sử dụng an toàn
Trước khi dùng Captopril, cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như bạn từng bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào, hoặc nếu như:
- Bệnh gan.
- Bệnh thận.
- Nôn mửa/ tiêu chảy ở trong thời gian gần đây.
- Bệnh tim, nhất là vấn đề đối với van tim.
- Bị đái tháo đường.
- Đang trong thời gian điều trị ức chế miễn dịch.
- Đang điều trị khử nhạy cảm bằng nọc độc của ong/ ong.
- Đang thẩm tách máu, loại bỏ hàm lượng LDL – cholesterol khỏi máu bằng máy.
Trong trường hợp gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn có thể phải tiến hành điều chỉnh về liều lượng hoặc là những xét nghiệm đặc biệt nhằm dùng thuốc Captopril an toàn nhất.
Hoặc nếu như dùng thuốc mà cần phải làm xét nghiệm máu/ nước tiểu, khi đó cần phải trao đổi với các bác sĩ xét nghiệm bởi thuốc có thể sẽ gây trở ngại cho kết quả của một số xét nghiệm cụ thể.
Kết luận
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về loại thuốc Captopril. Tuy nhiên, những kiến thức này chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định khác của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp