Tình trạng thiếu máu sẽ gây ra ảnh hưởng đến cả tâm lý và sức khỏe của người bệnh và nghiêm trọng hơn có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng máu có lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường hoặc khi hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin cũng được xem là thiếu máu. Chính các Hemoglobin sẽ có vai trò giúp cho hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần khác của cơ thể.
Khi bị thiếu máu nếu không có phương pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều tác động nguy hại đến sức khỏe như:
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể không có đủ máu nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không đủ sức để hoàn thành tốt công việc trong ngày. Bên cạnh đó khi đi bộ hoặc vui chơi sẽ cảm thấy đầu óc choáng váng.
Thần kinh bị tổn thương, trí tuệ sa sút
Người bị thiếu máu sẽ khó để tập trung vào bất cứ công việc gì và dễ quên. Có thể thấy rằng nhận thức, tư duy của não bộ đều bị suy giảm.
Rối loạn vận động
Chân tay thường xuyên bị nhức mỏi, tê bì dẫn đến vận động kém.
Rối loạn thị giác
Nhu cầu hoạt động của mắt không đủ lượng máu để cung cấp nên người bị thiếu máu sẽ thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.
Bệnh lý về tim mạch
Nhịp tim đập nhanh bất thường do thiếu máu nên tim không được cung cấp đủ oxy lâu dần dễ gây ra triệu chứng đau thắt, tăng cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra suy tim kéo dài kéo theo các nội tạng khác bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến tử vong.
Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm
Phụ nữ trong quá trình mang thai rơi vào tình trạng thiếu máu sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm như sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng…
Thiếu máu mức độ nghiêm trọng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do lượng máu mất đi quá nhiều và nhanh nên dẫn đến tử vong.
>>>> Click ngay: Danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch
Các thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Việc tìm hiểu các thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và giúp hỗ trợ tình trạng bệnh thiếu máu hiệu quả.
Để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối việc bổ sung giữa protein động vật với thực vật.
Cụ thể các thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu như:
Thịt đỏ
Một số loại thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn sắt như thịt lợn, thịt bò, cừu, dê… Chú ý bổ sung các thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Cần lưu ý do các thực phẩm này có chứa nhiều hàm lượng cholesterol nên cần cân đối dùng với lượng vừa đủ không nên quá lạm dụng bởi sẽ dễ kéo theo các bệnh lý về tim mạch.
Hải sản
Đây là một trong những thực phẩm có chứa nhiều sắt và những người thiếu máu nên ăn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Các loại hải sản như sò chứa nhiều sắt, cá bổ sung vitamin B12… đều cần thiết cho việc sản sinh ra hồng cầu.
Trứng
Trứng có chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó còn có các loại Vitamin, khoáng chất và sắt rất tốt cho những người bị thiếu máu.
Mỗi tuần nên ăn từ 3 - 4 quả trứng không nên quá lạm dụng, với những người bị huyết áp cao chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả trứng.
Rau xanh
Những loại rau sẫm màu như cải bó xôi, rau muống, đậu bắp, súp lơ… có chứa nhiều Vitamin A, K, C, canxi, hàm lượng sắt lớn.
Bên cạnh đó thì rau xanh dễ chế biến thành nhiều món ăn nên người bị thiếu máu nên chú ý bổ sung.
Trái cây
Các loại trái cây tốt cho người bị thiếu máu như cam, quýt, bưởi… bởi tác dụng đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt nhờ đó khí huyết bên trong cơ thể được lưu thông.
Các loại hạt
Hạt điều, hạt chia, hạt vừng… có chứa nhiều sắt và các dưỡng chất tốt cho máu. Không chỉ vậy các loại hạt còn giúp cho quá trình vận chuyển máu được lưu thông dễ dàng hơn.
Viên uống bổ sung sắt
Dạng thực phẩm này có nhiều các chuyện gia khuyên dùng, tuy nhiên không được sử dụng tùy tiện mà cần phải có liều dùng phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu người bệnh cần chú ý như:
- Tránh các món ăn bổ máu kết hợp với những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gây ức chế và giảm sự hấp thụ sắt như ngũ cốc, sữa, đậu nành, cải bó xôi…
- Bỏ thuốc lá để không làm cản trở khả năng hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng khác.
- Không nên uống trà hoặc cà phê để không gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt.
- Nên kết hợp với các thực phẩm giàu Vitamin C cùng với những loại thực phẩm bổ máu để tăng cường hấp thu sắt.
- Ngoài việc xây dựng thực đơn với các thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu thì người bệnh cũng cần kiểm tra công thức máu định kỳ để xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu máu từ đó nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ trên đây bạn đọc đã có thêm kiến thức về các thực phẩm ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Nếu không tự xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bạn có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên chính xác.