Tai biến mạch máu não là tình trạng sức khỏe rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ tử vong cao. Vậy bệnh tai biến mạch máu não có triệu chứng nhận biết ra sao? Điều trị và cách phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay gọi là đột quỵ não là tình trạng bệnh không thể cung cấp máu hay oxy đến não làm cho não bị mất chức năng đột ngột mang tính chất cấp tính. Bệnh sẽ diễn ra trong vòng 24h đồng hồ và nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng sẽ gây ra tử vong.
Bệnh được chia thành 2 thể như:
- Đột quỵ nhồi máu não: tình trạng tắc nghẽn động mạch mang máu cho não.
- Đột quỵ chảy máu não: Do hiện tượng vỡ mạch máu não gây ra. Chảy máu bên trong nhu mô não, chảy máu não, tràn máu não ra thất, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu dưới màng nhện… đó là một số loại đột quỵ chảy máu não.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não nhưng chủ yếu là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Khi các cục huyết khối từ nơi này sang vị trí khác làm tắc động mạch máu não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, suy tim nặng, bệnh van tim…
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như:
- Mắc tình trạng cao huyết áp.
- Có hàm lượng mỡ máu cao.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Bị vỡ túi phình của động mạch não.
- Do dị dạng một số động mạch hoặc tĩnh mạch.
- Chảy máu bên trong ổ nhồi máu não khiến cho mắc tai biến mạch máu não.
- Những người lười vận động, hút nhiều thuốc lá.
Trước đây tình trạng tai biến mạch máu não thường xảy ở những người lớn tuổi nhưng trong những năm gần đây tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ ngày càng nhiều chiếm đến 25%.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não ở thể nhẹ
Các cơn tai biến nhẹ sẽ tương tự giống như một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua và có thể biến mất sau đó từ 1 - 2 giờ. Cần phát hiện ra các dấu hiệu sớm để từ đó điều trị và xử lý sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Một số các triệu chứng của các cơn tai biến nhẹ như:
- Đau đầu bất thường: Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tình khác nên người bệnh dễ bỏ qua. Các cơn đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội.
- Ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thấy một bộ phận trên cơ thể bị yếu đi đột ngột. Triệu chứng này là do bị tắc nghẽn bởi các vật cản trong mạch máu như xơ vữa động mạch trong quá trình khí huyết lưu thông.
- Rối loạn ngôn ngữ tạm thời, nói ngọng là những triệu chứng xảy ra nhanh chóng ban đầu hoặc trước đó vài ngày ở người mắc bệnh tai biến nhẹ.
- Rối loạn thị giác kèm theo triệu chứng hoa mắt, chói mắt như bị ánh sáng chiếu vào… triệu chứng này xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết, tuy nhiên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như loạn thị, căng thẳng, vận thị…
- Đi đứng không vững, run tay chân khi di chuyển và các hoạt động bình thường nhưng không giữ vững thăng bằng.
- Rối loạn nhận thức như không thể tự nhớ ra tên của người thân hoặc quên mất điều đang chuẩn bị nói là gì.
Những triệu chứng đột quỵ nhẹ sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự hết, tuy nhiên xu hướng sẽ lặp lại trước khi bắt đầu bị tai biến nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy mà bạn cần chủ động theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh từ đó sẽ hạn chế tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
>>>> Xem ngay: Những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu tai biến?
Trong trường hợp bạn gặp phải người có các dấu hiệu của tình trạng tai biến nhẹ thì cần đưa họ đi cấp cứu nhanh chóng vì lúc này thời gian của họ không còn nhiều nên cần hết sức chú ý.
Những bước sơ cứu đối với người bị tai biến như:
- Tìm hiểu và quan sát tình trạng người bệnh để kịp thời báo với nhân viên y tế. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cứu chữa bệnh.
- Để người bệnh ở nơi thoáng mát và nên kê cao đầu từ 30 - 45 độ.
- Nới lỏng quần áo cho người bị nạn.
- Nghiêng đầu người bệnh sang một bên để tránh đờm, dãi chảy vào mũi hoặc phổi gây khó thở.
- Nếu thấy người bệnh có triệu chứng co giật nên dùng một chiếc đũa ngáng giữa hai hàm răng của người bệnh để không bị cắn lưỡi khi co giật.
- Nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh bên cạnh đó cần gọi đến đường dây nóng để cơ sở y tế gần nhất. Lúc sơ cứu chú ý không nên cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ loại thực phẩm nào vì sẽ khiến bệnh nhân dễ bị sặc và nghẹt thở.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách nào?
Bạn cần lưu ý những điều dưới đây để phòng tránh tai biến mạch máu não, cụ thể như:
- Kiểm soát và điều trị các bệnh lý: Người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, mắc các bệnh lý về tim mạch… dễ có nguy cơ mắc tình trạng tai biến mạch máu não. Nên cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của người bệnh để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa yếu tố có thể gây ra tai biến mạch máu não.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, tích cực.
- Tránh xa rượu, bia, không hút thuốc là và tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý, nếu đang bị thừa cân, béo phì thì nên thực hiện chế độ giảm cân.
- Tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe khoảng 30 phút/ ngày. Duy trì việc tập luyện để có sức khỏe tốt và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh tai biến mạch máu não.
- Giữ tinh thần thoải mái, dành thời gian thư giãn xen kẽ với công việc, không bị căng thẳng.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn quá mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán,…
- Nên đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và xử trí càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh đột quỵ nhẹ cũng như các Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách nào? cần chú ý. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn bổ sung thêm kiến thức về bệnh tai biến mạch máu não ở thể nhẹ để phòng tránh và xử trí hiệu quả.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp