Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Chỉ định về liều dùng Acetylcysteine ra sao?

Cập nhật: 08/03/2021 10:51
Người đăng: Nguyễn Trang | 1144 lượt xem

Trước khi dùng thuốc Acetylcysteine mọi người cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc an toàn. Dưới đây là những thông tin liên quan đến loại thuốc này, mọi người cùng tìm hiểu kỹ.

Acetylcysteine là gì?

Thuốc Acetylcysteine được chỉ định dùng tương tự như một loại thuốc giải độc đối với chứng ngộ độc paracetamol. Thuốc cũng được chỉ định điều trị tiết dịch đàm đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi khác nhau. Một số bệnh phổi bao gồm: viêm phế quản, viêm phổi, khí phế thũng mãn tính, hen phế quản.

>>> Xem thêm công dụng một số loại thuốc:

acetylcysteine-la-gi
Công dụng của thuốc Acetylcysteine

Thuốc này được xếp vào nhóm thuốc long đàm. Acetylcysteine hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy, dễ dàng di chuyển qua phổi hơn. Bên cạnh đó, những tác dụng khác đi kèm của thuốc Acetylcysteine không được liệt kê cụ thể tại đây, nhưng tùy vào từng tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh tương ứng.

Hướng dẫn liều lượng Acetylcysteine điều trị bệnh

Liều lượng Acetylcysteine sẽ được phía các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định cụ thể như sau:

Liều dùng Acetylcysteine dành cho người lớn

- Thuốc Acetylcysteine dạng hít: 

  • Nhằm làm mỏng/ tan dịch nhầy ở bệnh phổi: chỉ định dùng 3 - 5ml dung dịch 20%, hoặc dùng 6 - 10ml dung dịch 10% ở trong bình xịt và dùng 3 - 4 lần/ ngày. Những loại thuốc được hút sẽ được thông qua một mặt nạ, ống ngậm hoặc tiến hành phẫu thuật mở khí quản.
  • Những dạng dung dịch 10% hoặc 20% được hít vào tương tự như một màn sương dày trong một mặt nạ. Hoặc một số trường hợp những dung dịch 10% hoặc 20% sẽ được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc được thông qua một ống thông vào khí quản tại một điều kiện nhất định.

- Dùng Acetylcysteine trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán những bệnh liên quan đến phổi: chỉ định dùng 1 - 2ml dung dịch 20%, hoặc dùng 2-4 ml dung dịch 10% sẽ hít. Hoặc một số trường hợp sẽ được đặt trực tiếp vào khí quản 2 hoặc 3 lần trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Liều dùng Acetylcysteine dành cho trẻ em

+ Thuốc Acetylcysteine ở dạng hít:

  • Nhằm để làm mỏng hoặc tan dịch nhầy ở bệnh phổi: chỉ định dùng 3 - 4ml dung dịch 20%, hoặc sử dụng 6-10ml dung dịch 10% dùng trong một dụng cụ và phun tầm 3-4 lần/ ngày. Những loại thuốc được hít vào sẽ thông qua mặt nạ, phẫu thuật mở khí quản, ống ngậm, Còn đối với dung dịch 10% hoặc 20% sẽ được hít vào tương tự như một màn sương trong mặt nạ.
  • Đôi khi những dung dịch 10% hoặc 20% sẽ được đặt trực tiếp vào khí quản, hoặc được thông qua một ống thông vào khí quản trong những điều kiện nhất định.

+ Trường hợp dùng để xét nghiệm chẩn đoán những vấn đề về phổi: dùng liều 1-2ml dung dịch 20%, hoặc dùng 2-4ml dung dịch 10% sẽ được hít vào, hoặc sẽ đặt trực tiếp vào khí quản 2-3 lần trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Cách dùng thuốc Acetylcysteine an toàn

Mọi người hãy tuân thủ quá trình dùng thuốc Acetylcysteine theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Không được tự ý dùng liều nhiều hơn, ít hơn hoặc kéo dài về thời gian dùng thuốc này nếu như chưa được các bác sĩ cho phép. Bởi sẽ có nguy cơ làm tăng những tác dụng phụ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Đối với những trường hợp đang dùng thuốc Acetylcysteine tại nhà, cần phải chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về cách sử dụng chính xác nhất. Sau khi dùng thuốc này, các bạn hãy cố gắng ho ra dịch nhầy. Nếu không được thì cần phải hút ra bên ngoài. Việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa dịch nhầy hình thành ở bên trong phổi. Trong thời gian dùng thuốc nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì mọi người hãy nhanh chóng trao đổi với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Những tác dụng phụ khi dùng Acetylcysteine

Acetylcysteine được biết đến là một loại thuốc làm tiêu đờm. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc này đáng phải kể đến như: gây nên tình trạng viêm miệng, sốt, chảy nước mũi, gây cảm giác buồn nôn, tức ngực, lạnh run và bị co thắt phế quản. Những tác dụng phụ của Acetylcysteine trên lâm sàng gồm có: co thắt phế quản sẽ xảy ra không thường xuyên và cũng không thể lường trước được.

Rất hiếm khi xảy ra những phản ứng mẫn cảm đối với thuốc Acetylcysteine. Tuy nhiên, cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như xuất hiện tình trạng mẫn cảm chưa thể xác định được bằng quá trình xét nghiệm. Theo đó, phía các bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ tiến hành xác nhận về những phản ứng quá mẫn.

nhung-tac-dung-phu-khi-dung-acetylcysteine
Tìm hiểu tác dụng phụ khi sử dụng Acetylcysteine

Cần phải kịp thời báo cáo về những kích ứng khí quản, phế quản đã được ghi lại, dù xuất hiện tình trạng ho ra máu xảy ra đối với những bệnh nhân đang dùng Acetylcysteine. Đối với những phát hiện này không hiếm đối với các bệnh nhân phổi phế quản và hiện nay vẫn chưa có mối quan hệ nhân quả nào được xác lập.

Thuốc Acetylcysteine chính là một trong những chất giải độc cho việc dùng quá liều acetaminophen (paracetamol).

Dùng Acetylcysteine nhất là đối với những liều lớn cần thiết để điều trị dùng quá liều acetaminophen, vì vậy sẽ có khả năng gây nên tình trạng ói mửa, buồn nôn và xuất hiện những triệu chứng tiêu hóa khác. Rất hiếm khi xuất hiện tình trạng nổi phát ban hoẵ không kèm theo sốt nhẹ.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Acetylcysteine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Do đó, nếu như trong quá trình dùng thuốc gặp bất kỳ thắc mắc gì, hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Một số lưu ý trước khi dùng Acetylcysteine

Mọi người không được dùng dung dịch Acetylcysteine nếu như:

  • Trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dung dịch Acetylcysteine, hoặc những loại thuốc khác.
  • Cần phải nhanh chóng liên hệ đến bác sĩ và chuyên viên tư vấn chăm sóc sức khỏe nếu như gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào khác.

Hướng dẫn bảo quản Acetylcysteine đúng cách

Cần bảo quản Acetylcysteine ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất, cần phải tránh những vị trí ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Mọi người lưu ý không được bảo quản ở trong phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh khi chưa được cho phép. Mỗi một loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản tương ứng. Do đó, mọi người cần phải đọc kỹ hướng dẫn ở trên sản phẩm, hoặc trao đổi cụ thể với các bác sĩ để được tư vấn rõ hơn. Tránh để thuốc Acetylcysteine tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi ở trong gia đình.

Lưu ý không được tự ý vứt thuốc Acetylcysteine vào trong toilet hay đường ống dẫn nước nếu như chưa được cho phép. Cần trao đổi ý kiến với các bác sĩ/ dược sĩ hoặc người công tác tại công ty xử lý rác thải để được tư vấn cụ thể. Thuốc Acetylcysteine đã quá hạn sử dụng hoặc không dùng đến nữa mọi người cần phải vứt đúng nơi quy định.

Trên đây giảng viên các trường Cao đẳng Y Dược ở TPHCM chia sẻ mọi người những thông tin liên quan đến thuốc Acetylcysteine và hướng dẫn cách sử dụng an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898