Những biến chứng của bệnh giang mai rất nguy hiểm nó có thể gây tổn thương cho tất cả các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài ra, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh......
- Điểm cộng ưu tiên trong mùa tuyển sinh 2018 sẽ bị giảm
- Có thể bạn chưa biết uống trà nóng làm tăng nguy cơ ung thư
- Bí quyết cho các teen 2k đạt được kết quả cao kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Xoắn khuẩn Treponama gây nên bệnh giang mai
Dấu hiệu nhận biết giang mai giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện bệnh giang mai và điều trị kịp thời. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm từ 7 - 60 ngày ( thường là sau 21 ngày), người bệnh có biểu hiện chủ yếu là “săng giang mai”, thường là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, vết trợt hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ. Thường kèm theo có hạch ở bẹn. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở: quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng... ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...
Dấu hiệu nhận biết giang mai giai đoạn đầu 2
Ở giai đoạn này người bệnh thường có những biểu hiện nghiêm trọng về tổn thương niêm mạc và nổi mụn toàn thân. Bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, các nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân.
- Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
- Có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ (hiếm gặp).
- Các triệu chứng khác của người bệnh như: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.... Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.
Tất cả các triệu chứng trên có thể tự mất đi mà không cần điều trị – Đó là giai đoạn giang mai kín, tuy không có thương tổn trông thấy bên ngoài nhưng vẫn tiến triển âm thầm và sau đó có thể tái phát với mức độ nặng hơn.Nếu không được điều trị kịp thời 60% số người mắc bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mủ gây tổn thương tới các cơ quan, hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan , thận,...nghiêm trọng hơn còn có thể đe dọa tới tĩnh mạch và gây ra những tổn thương không thể chữa trị.
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi khi mắc bệnh
- Gôm Giang Mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính sau khi lành sẽ để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Thầy Nguyễn Minh - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ: "Bệnh giang mai nếu được chữa trị sớm và đầy đủ thì kết quả rất tốt. Nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng và không đủ thì bệnh sẽ tiến triển dễ lây lan và gây biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng. Nếu nghi ngờ mình bị nhiểm bệnh giang mai, bạn nên sớm đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh."