Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Corticosteroid là gì? Cơ chế tác dụng của Corticoid

Cập nhật: 20/12/2021 12:17
Người đăng: Linh Vũ | 1231 lượt xem

Corticosteroid là hoạt chất được sử dụng trong điều trị các vấn đề về viêm sưng, thường gặp trong các bệnh da liễu. Corticosteroid là gì? Cơ chế tác dụng của Corticoid

1. Corticosteroid là gì?

Tên gốc: Nhóm corticosteroid (corticoid)

Phân nhóm: Thuốc giảm đau kháng viêm có steroid.

Thông tin hoạt chất: Corticoid (Corticosteroid)

Cơ chế tác dụng của Corticoid: Corticosteroid là nhóm hoạt chất hóa học gồm các hormoon steroid. Nhóm hoạt chất này thường được tổng hợp bằng cách sử dụng vỏ thượng thận của một số động vật có xương sống để tổng hợp. Hoạt chất này được biết đến từ năm 1950 và bắt đầu đưa vào thương mại từ những năm 1980.

Trong nhóm Corticosteroid có 4 nhóm hoạt chất chính với hoạt lực khác nhau, bao gồm:

Nhóm A, các loại Hydrocortisone, gồm có một số biệt dược:

  • Hoạt chất Cortisone axetat.
  • Methylprednisolone.
  • Hoạt chất Hydrocortisone.
  • Hydrocortisone axetat.
  • Tixocortol pivalate.
  • Prednisolone.
  • Prednisone.

Nhóm B, các loại Acetonides, gồm có một số biệt dược:

  • Họat chất Amcinonide.
  • Budesonide.
  • Desonide.
  • Hoạt chất Fluocinonide.
  • Fluocinolone Acetonide.
  • Mometasone.
  • Hoạt chất Halcinonide.
  • Triamcinolone Acetonide.
  • Triamcinolone Alcohol.

Nhóm C, các loại Betamethasone, gồm có một số biệt dược:

  • Hoạt chất Betamethasone.
  • Betamethasone Sodium Phosphate.
  • Dexamethasone.
  • Dexamethasone Sodium Phosphate
  • Fluocortolone.

Nhóm D, gồm 2 phân nhóm nhỏ là nhóm D1 Halogenated và nhóm D2 tiền dược Esters. Cả hai phân nhóm này có đặc điểm chung là kém bền vững:

  • Nhóm D1: Hoạt chất Hydrocortisone – 17- valerate, Halometasone, Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Valerate, Betamethasone Dipropionate,…
  • Nhóm D2: Hoạt chất Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hydrocortisone – 17 – Aceponate, Hydrocortisone – 17 – Buteprate, hoạt chất Prednicarbate.

>>> Click ngay: Vitamin B1 có tác dụng gì cho da? Vitamin B1 giá bao nhiêu?

Corticosteroid là gì?

Mức độ hoạt lực của Corticosteroid

  • Corticosteroid nhóm 1, có hoạt lực siêu mạnh, gồm có các thuốc bôi; kem mỡ chứa Clobetasol Propionate 0,05; Halobetasol propionate 0,05; betamethasone dipropionate 0,05.
  • Corticosteroid nhóm 2 và nhóm 3, có hoạt lực mạnh, gồm một số thuốc mỡ chứa Betamethasone dipropionat 0,05; Hacinonide 0,1; Diflorasone diacetate 0,05; Betamethason dipropionate 0,05; Desoximetasone 0,25; Triamcinolone acetonide 0,5; Bethamethason dipropionate 0,05.
  • Corticosteroid nhóm 4, nhóm 5, có hoạt lực vừa, gồm một số loại thuốc mỡ chứa Betamethazon benzoate 0,025; Flurandrenolide 0,05; Fluocinolon acetonide 0,025, Clocortolone pivalate 0,1; Betamethason valerate 0,1.
  • Corticosteroid nhóm 6, nhóm 7, có hoạt lực nhẹ, gồm một số loại thuốc mỡ chứa Bethamethason valerate 0,2; Methyl prednisolon 0,25;…

Thuốc corticoid có những dạng dùng nào?

  • Dạng Siro uống
  • Viên nén
  • Viên sủi bọt
  • Thuốc tiêm
  • Thuốc hít
  • Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ.
  • Kem bôi.

Hướng dẫn bảo quản thuốc

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.
    Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Tiêu hủy thuốc an toàn theo đúng hướng dẫn quy định.

2. Công dụng của Corticosteroid

Tùy vào mục đích sử dụng mà Corticosteroid được chỉ định khác nhau:

  • Chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da có triệu chứng viêm sưng như các bệnh viêm da, tình trạng nấm, khô da, các vấn đề ngoài da có tình trạng sừng hóa,…
  • Corticosteroid có tác dụng chống viêm trong thời gian ngắn, sử dụng cho những trường hợp cần chống viêm mạnh.
  • Hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa các chất, hỗ trợ điều hòa chức năng của hệ thần kinh trung ương.
  • Hỗ trợ ức chế miễn dịch và ức chế hoạt hóa các tế bào.
  • Giảm triệu chứng dị ứng, chống dị ứng trong một số trường hợp.
  • Chỉ định trong điều trị một số vấn đề liên quan đến xương khớp.

Ngoài ra, Corticosteroid có thể sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

3. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc như thế nào?

Cách sử dụng

  • Tùy vào từng đối tượng, hàm lượng khác nhau mà sử dụng thuốc, lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người dùng sử dụng thuốc cùng với thức ăn để ngăn ngừa buồn nôn và những ảnh hưởng của thuốc lên dạ dày. Nếu những ảnh hưởng lên dạ dày vẫn tiếp tục, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân uống viên nén budesonid phóng thích kéo dài: bạn nên nuốt toàn bộ nang, không làm vỡ, nghiền nát hoặc nhai.
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Liều dùng tham khảo

Đối với Corticosteroid dùng uống, tiêm: sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý sử dụng nhóm thuốc Corticosteroid dùng uống. Mỗi bệnh nhân sẽ có liều dùng và thời gian điều trị riêng biệt.

Đối với người lớn:

Đối với betamethasone

Dạng uống (sirô, thuốc viên, viên sủi bọt): Liều lượng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Đối với budesonit:

Dạng liều uống viên nang phóng thích kéo dài: Lúc đầu, liều là 9 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. Mỗi liều phải được uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.

Đối với cortisone:

Dạng uống (viên nén): 25-300 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.

Dạng tiêm: 20-300 mg một ngày, tiêm vào cơ.

Đối với dexamethasone:

Dạng uống (thuốc nhỏ mắt, dung dịch uống, thuốc viên): 0,5-10 mg theo quyết định của bác sĩ.

Dạng tiêm: Từ 20,2 đến 40 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch khi cần thiết, như bác sĩ chỉ định.

Đối với hydrocortisone:

Dạng uống (thuốc uống, thuốc viên): Bạn dùng 20-800 mg mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Dạng tiêm: 5 đến 500 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ chỉ định.

Đối với methylprednisolone:

Dạng uống (viên nén): Bạn dùng 4 – 160 mg mỗi một hoặc hai ngày, như một liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Dạng tiêm: Từ 4 – 160 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch khi cần thiết, như bác sĩ chỉ định.

Đối với prednisolone:

Dạng uống (dung dịch uống, siro, viên nén): Bạn dùng 5 – 200 mg, theo quyết định của bác sĩ.

Dạng tiêm: 2-100 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch khi cần thiết, như bác sĩ chỉ định.

Đối với prednisone:

Dạng uống (dung dịch uống, siro, viên nén): Từ 5 – 200 mg mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Đối với triamcinolone:

Dạng uống (sirô, viên nén): 2 – 60 mg mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.

Dạng tiêm: 0,5 – 100 mg tiêm vào khớp, tổn thương hoặc cơ hay dưới da nếu cần thiết, như bác sĩ chỉ định.

Corticosteroid cho trẻ em:

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp cho trẻ.

Đối với Corticosteroid dùng ngoài da như dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi Corticosteroid cần phải vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi bôi. Khi bôi cần thoa nhẹ một lớp mỏng, sau khi bôi có thể bằng kín hoặc không băng kín, tùy theo trường hợp. Tương tự như Corticosteroid dạng uống, khi sử dụng dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi cũng cần hết sức tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

>>> Mách bạn: Sodermix giúp điều trị các vấn đề về da liễu như viêm da cơ địa

Công dụng của Corticosteroid

4. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của corticosteroid là có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Với mỗi dạng bào chế sẽ có những tác dụng phụ khác nhau:

Xuất hiện một số tác dụng phụ về mắt, gây đục nhân mắt, glaucoma,…

Dạng bôi ngoài da: Gây ra một số vấn đề ngoài da như đỏ, mỏng da, rạn hoặc có đốm trắng trên bề mặt, xuất hiện tình trạng mụn nước, mụn trứng cá,…

Rối loạn một số vấn đề về chuyển hóa như rối loạn canxi, Na+, K+, Ca+, rối loạn phân bố mỡ, cải thiện tình trạng đái tháo đường, tăng đường máu.

Hiện tượng lipoprotein máu, tình trạng xơ vữa động mạch.

Gây ra một số vấn đề về loãng xương, đặc biệt là khi sử dụng hoạt chất này trong thời gian dài. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng teo cơ và loạn dưỡng cơ.

5. Trường hợp quên liều, quá liều

Quên liều

Hãy bổ sung liều thuốc đã quên càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc nếu dùng Corticosteroid:

  • Nhóm thuốc Aceclofenac, Acemetacin, Etodolac (giảm đau dùng trong các bệnh xương khớp).
  • Aldesleukin, Ceritinib, Doxorubicin, (sử dụng trong điều trị bệnh ung thư).
  • Amtolmetin Guacil, Choline salicylate, Clonixin, Dipyrone (sử dụng trong điều trị một số vấn đề về giảm đau, hạ sốt, chống viêm).
  • Celecoxib, Diflunisal, Etofenamate, Etoricoxib, Felbinac, Fenoprofen, Ibuprofen, Indomethacin, Ketoprofen, Ketorolac (nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid).
  • Clarithromycin (sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn).
  • Diclofenac (sử dụng trong điều trị những cơn đau với mức độ từ nhẹ đến trung bình).
  • Etravirine, Indinavir (thuốc sử dụng trong việc kiểm soát HIV).
  • Fentanyl (sử dụng trong những trường hợp cần gây mê).
  • Idelalisib (sử dụng trong điều trị các vấn đề về bệnh bạch cầu, lymphocytic mãn tính).
  • Itraconazole, Ketoconazole (dùng trong điều trị chống nấm ngoài da, điều trị nhiễm trùng do nấm).

Tương tác với thực phẩm:

  • Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về những tương tác với thực phẩm, thức uống trong quá trình điều trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng

7. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc

Lưu ý các điều sau đây:

  • Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em hoặc người cao tuổi.
  • Người đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí.
  • Người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc corticosteroid;
  • Người dùng đang sử dụng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc corticosteroid trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật …)
  • Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Một số nghiên cứu cho thấy corticosteroid có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổn hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898