Vào thời gian mùa đông sẽ là điều kiện thuận lợi để các virus vi khuẩn lây lan và gây ra bệnh, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu. Chính vì vậy mà cách trị bệnh thường gặp vào mùa đông là điều rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông
Mùa đông là thời điểm dễ mắc nhiều bệnh lý nhất trong năm do nhiệt độ xuống thấp, gió rét và thiếu ánh nắng mặt trời. Có rất nhiều các bệnh thường gặp vào mùa đông như:
Cảm lạnh
Đây là căn bệnh gây ra do các virus ở đường hô hấp trên và đặc biệt ở mũi khi vào mùa lạnh.
Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm khi thời tiết chuyển lạnh, trời mưa khi nhiệt độ hạ thấp, các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội phát triển cao hơn, khi thời tiết thay đổi đột ngột có sự chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ dễ gây ra bệnh cảm lạnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm lạnh như viêm họng, họng đau rát, sổ mũi, nghẹt mũi, ho liên tục, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, hắt xì liên tục, mất vị giác, sốt nhẹ…
Do đây là căn bệnh truyền nhiễm nên có thể phòng tránh bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên để loại bỏ tác nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó cũng cần phải giữ cho nhà cửa, đồ dùng trong nhà sạch sẽ để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh cảm lạnh.
Sử dụng khăn giấy 1 lần để không tiếp xúc lại với virus hay phải rửa tay, giặt lại khăn.
Viêm họng
Vào mùa đông tình trạng viêm họng diễn ra khá phổ biến do nhiễm virus. Khi mắc bệnh cổ họng sẽ bị ngứa, khô, đau rát và gây ra sốt, ho khi bị nhiễm trùng hay do các yếu tố môi trường như độ ẩm không khí kém.
Triệu chứng nổi bật của tình trạng viêm họng như: khó nuốt, vướng đờm, có cảm giác ngứa họng, sốt, ho, chán ăn…
Để có thể phòng ngừa tốt bệnh viêm họng nên giữ ấm mũi, miệng, cổ họng, đặc biệt trong mùa lạnh. Chú ý hạn chế uống nước lạnh cần phải uống nước ấm. Ngoài ra vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, tránh xa các yếu tố dễ gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa…
>>>> Mách bạn: Có cách nào để trị da khô nứt nẻ vào mùa đông?
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trương. Bệnh có thể gây ra đột quỵ nếu diễn biến nặng mà không được cứu chữa kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng cơn hen phế quản như khó thở, có tiếng cò cừ, hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan. Với cơn hen suyễn nặng sẽ phải ngồi chống tay, há miệng thở, ho khạc đờm…
Tốt nhất khi vào những ngày gió rét mùa đông nhiệt độ xuống thấp người mắc hen suyễn cần hạn chế ra ngoài đường. Nếu cần ra đường chú ý đeo khẩu trang, che kín mũi, miệng luôn tích trữ các loại thuốc xịt bên mình.
Đau khớp
Đau khớp là một trong những triệu chứng gây ra khó khăn cho người bệnh lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu mức độ đau gia tăng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau khớp có thể gây ảnh hưởng đến một khớp hoặc nhiều khớp khác nhau tùy thuộc vào vị trí đau, tính chất đau sẽ gây ra cảm giác đau nhức ở bất cứ khớp nào của cơ thể.
Tăng cường xoa bóp, chườm nóng, tập thể dụng thường xuyên, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, nằm ở tư thế dễ chịu, xây dựng chế độ ăn lành mạnh nhiều rau xanh, hoa quả… các biện pháp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp.
Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, trong trường hợp nặng hạ thân nhiệt ở mức nguy kịch có thể dưới 25 độ C. Tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra sẽ dẫn đến hệ thần kinh và các cơ quan khác không thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân phổ biến nhất của hạ thân nhiệt là tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh hoặc nước lạnh. Dấu hiệu người bị hạ thân nhiệt luôn thấy lạnh, rùng mình liên tục, nổi da gà, môi thâm, người bệnh dần hôn mê nếu rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị chính cho hạ thân nhiệt là phương pháp làm ấm cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.
Cơn đau tim
Đau tim là tình trạng đau xảy ra ở vùng ngực trái khiến cho người bệnh không kịp phản ứng. Khi dấu hiệu đau tim bất thường, bạn cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi triệu chứng này cũng như triệu chứng kèm theo.
Không nên coi thường chứng đau tim dù là thoáng qua hay kéo dài, điều này đều cảnh báo tế bào cơ tim đang bị tổn thương. Cần duy trì lối sống lành mạnh, cố gắng duy trì nhiệt độ phòng thấp nhất là 18°C và sử dụng bình nước nóng, chăn điện để giữ ấm cơ thể… để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
Cách phòng các bệnh thường gặp vào mùa đông
Trẻ em và người già đều là những đối tượng dễ bị mắc các bệnh thường gặp vào mùa đông trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ ẩm không khí thấp nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể như:
- Đối với trẻ cần tiêm vắc xin đầy đủ.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân, ngực đầu, cổ khi thời tiết lạnh nhất là khi ra ngoài trời lạnh.
- Hạn chế ra ngoài trời lạnh khi đang có những dấu hiệu của bệnh cúm, tiêu chảy, hô hấp, đặc biệt không đến nơi đông người.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đảm bảo sức khỏe ăn nhiều hoa quả nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Hy vọng bài viết ở trên đã chia sẻ đến bạn đọc các bệnh thường gặp vào mùa đông, từ đó có cách phòng tránh hiệu quả các loại bệnh, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.