Vệ sinh, rửa chuồng bằng hèm rượu nóng, trộn hèm rượu với cám cho heo ăn. Đồng thời, kết hợp xông khói là cách chị Đỗ Thị Nhung chữa hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đàn heo 15 con của mình.
Câu chuyện đàn heo 15 con của chị Đỗ Thị Nhung - Quê ở xã Quang Trung, H.Thống Nhất, Đồng Nai, bỗng nhiên hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang gây xôn xao dư luận, vì cho đến nay dịch bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Và đây được đánh giá là quá trình “Thần kỳ” thăm đàn heo thoát “án tử” dịch tả lợn Châu Phi nhờ “nhậu” với hèm rượu.
Theo đó, khi trao đổi với phóng viên chị Nhung cho biết ngoài nghề nấu rượu thì còn nuôi heo. Chị nuôi 2 đàn, một đàn 15 con tại nhà, một đàn 39 con trong rẫy cách nhà hơn khoảng 1km.
Vào cuối tháng 7, đàn lợn 39 mắc dịch tả phải tiến hành tiêu hủy. Sau đó vài ngày thì đàn lợn 15 con cũng cùng chung số phận. Chị báo cho xã để vào lấy mẫu đi xét nghiệm, tưởng như cũng phải tiêu hủy như đàn kia, tuy nhiên phép màu đã xuất hiện.
Chị Nhung có kể lại: “Lúc đó tôi chán nản lắm, heo bỏ ăn, dư hèm không biết làm gì, vậy là tôi múc mấy xô hèm đang nóng vậy tạt vô chuồng coi sao. Lúc sau hèm nguội thì thấy heo mò đến liếm, sau đó ói tèm lem ra chuồng. Đến chiều thì bầy heo bò dậy, đòi ăn. Tôi thấy thương, pha tí cám cho nó ăn. Điều bất ngờ là mấy ngày sau thì các triệu chứng bệnh cứ bớt dần đi.”
Cũng theo chị Nhung, bên cạnh việc cho heo ăn hèm trộn với bắp, chị còn thường xuyên dội hèm nóng vào chuồng và xông khói với mức độ vừa phải.
Sau 5 ngày, lực lượng chức năng xã Quang Trung xuống thông báo cho chị là đàn heo 15 con bị nhiễm dịch tả, làm thủ tục tiêu hủy thì chị lại xin giữ lại. Chị cũng kể lại quá trình đàn heo hồi phục cho lực lượng chức năng nghe và xin giữ lại nuôi xem như thế nào.
Theo đó, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân xã Quang Trung có nói: “Thấy đàn heo khỏe mạnh, anh em mới đồng ý cho chị giữ lại, đồng thời yêu cầu viết cam kết khi heo mà chết thì báo ngay cho xã để tiến hành tiêu hủy”.
Bình thường, heo mắc dịch tả sẽ chết trong vòng khoảng 7 - 10 ngày, nhưng đàn heo của chị Nhung qua thời gian trên còn sống và điều này ai cũng ngạc nhiên. Trong ngày 15/08 (15 ngày kể từ ngày xét nghiệm xác định heo nhiễm bệnh), lực lượng chức năng đã xuống lấy lại mẫu và lần này cho ra kết quả âm tính, tức heo không nhiễm bệnh.
Để thử nghiệm xem phương pháp của chị Nhung có hiệu quả thật sự không, ngày 19.8, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thống Nhất đã vận động chị Nhung nuôi 20 con heo bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi làm căn cứ đánh giá.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!