Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP.HCM phấn đấu xây dựng bản đồ số giáo dục hoàn chỉnh vào tuyển sinh các lớp đầu cấp giúp mọi việc trở nên thuận lợi.
Bản đồ GIS là gì?
Bản đồ GIS giúp đưa ra các định hướng tốt cho mục tiêu người dùng. Đây là phần mềm hỗ trợ người dùng tạo bản đồ thông minh, tương tác trực quan hóa thông tin không gian.
Có đôi lúc chúng ta không thể đọc dữ liệu của mình và trực quan hóa nó cùng một lúc mà đối với công việc thì tổ chức một cách hệ thống là điều cần thiết. Bản đồ GIS giúp người dùng đạt mục tiêu, thông báo và truyền đạt những điều mà dữ liệu thô không thể làm được.
Dựa trên phân tích không gian, ngoài việc GIS thu thập và trực quan hóa dữ liệu, nó còn đưa ra kết luận và thực hiện hành động một cách tốt nhất. Đây thực sự là một giải pháp quan trọng để quản lý không gian, tổ chức, cộng đồng, thành phố và quốc gia.
GIS cho phép:
- Tạo hoặc nhập dữ liệu không gian và địa lý;
- Trực quan hóa và hiển thị dữ liệu trên bản đồ;
- Tổ chức và quản lý dữ liệu;
- Phân tích dữ liệu.
Phấn đấu xây dựng bản đồ số giáo dục hoàn chỉnh vào tuyển sinh ở TPHCM
Sở GD-ĐT TP.HCM lần đầu bản đưa đồ GIS vào thí điểm trong tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023-2024. Quận 8, Tân Bình và TP.Thủ Đức là 3 địa phương được áp dụng. Bản đồ GIS giúp cho cha mẹ học sinh thuận tiện trong việc đưa đón, giảm thiểu tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm. Ngoài ra, việc đưa bản đồ GIS vào tuyển sinh đầu cấp được Sở GD-ĐT giúp cho mỗi một học sinh sẽ được học tại trường gần nhà. Bản đồ GIS đã kết hợp thông tin nơi ở dữ liệu học sinh cùng với hệ thống tuyển sinh trực tuyến làm tốt được những việc này.
>>>> Xem ngay: Giảm tỷ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở các trường Đại học, Cao đẳng
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Lê Hoài Nam cho hay về việc đưa bản đồ GIS vào công tác tuyển sinh. Đây là một bước tiến vô cùng tốt. Bản đồ đã hỗ trợ tốt công tác tuyến sinh tại các phòng giáo dục và đào tạo khi thực hiện theo Đề án 06 (không sử dụng hộ khẩu). Nhờ có điều này mà các địa phương phân bổ học sinh vào các trường một cách phù hợp với khoảng cách từ nhà đến trường. Các em không còn bị phụ thuộc và cứng nhắc vào phân bổ hộ khẩu như trước kia nữa. Cha mẹ học sinh cũng cảm thầy hài lòng trong việc tuyển sinh khi tất cả đã được công khai, có cơ sở minh chứng đầy đủ và được lưu trữ trên hệ thống.
Thêm vào đó, Sở GD-ĐT đã có cái nhìn tổng quan trong việc phân bổ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn khi áp dụng bản đồ GIS kết hợp với dữ liệu đăng ký của học sinh. Cũng nhờ đó mà Sở sẽ có được các đánh giá cần thiết để phát triển hệ thống trường lớp trong tương lai sao cho phù hợp với phát triển dân số của từng khu vực nhất.
“Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp rà soát địa bàn để cập nhật dữ liệu thực tế trên GIS, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp các dữ liệu, thuật toán, từng bước giúp thành phố có một bản đồ số về giáo dục hoàn chỉnh nhất cả nước. Bản đồ GIS sẽ được triển khai rộng trên địa bàn toàn thành phố trong năm học 2024-2025 các năm tiếp theo”- Phó Giám đốc Lê Hoài Nam thông tin.
Thế nhưng, có thể sẽ xảy ra tình trạng dư thiếu học sinh cục bộ ở một số trường nếu như chúng ta chỉ áp dụng GIS trong tuyển sinh đầu cấp mà bỏ qua các công cụ khác như phổ cập, rà soát địa bàn. Bởi hiện nay, việc xây dựng trường lớp chưa thật sự phù hợp với việc phát triển dân cư của từng khu vực. Mật độ phát triển dân cư của từng khu vực không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn trong khi điều này còn chưa được tính toán nên dễ gây đến mất cân bằng.
>>>> Mách bạn: Phương án tuyển sinh của các trường Đại học năm 2025 như thế nào?
Đặc biệt ở khu vực mới như TP.Thủ Đức vẫn còn bị phân bổ chỗ học sai xót, chưa chính xác do trên GIS thông tin vẫn chưa hoàn toàn chính xác.
Thế nhưng, nhìn chung, ông Lê Hoài Nam Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng nhận định đã có rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, phân bổ chỉ tiêu cho các trường khi áp dụng GIS cho công tác tuyển sinh đầu cấp. Điều này giúp cho sự đồng thuận từ phía của người dân tốt hơn, việc phân bổ học sinh cho thuận đi lại cũng phù hợp. Từ đây việc kết hợp bản đồ GIS với dữ liệu tuyển sinh sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác quy hoạch xây dựng trường lớp. Qua đó, chúng ta sẽ có được những chiếc lược về chính sách phù hợp với tình hình thực tế theo từng khu vực.
Bản đồ số giáo dục hoàn chỉnh vào tuyển sinh ở TPHCM bước đầu đã có những kết quả đáng kể. Còn những điểm hạn chế, TPHCM sẽ tiếp tục khắc phục để đạt được kết quả tốt nhất.