Mới đây, Bộ GD&ĐT yêu cầu tiết học chính khóa không được chèn giáo dục ngoài giờ. Theo đó, tất cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ cần được tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Bộ GD&ĐT yêu cầu tiết học chính khóa không được chèn giáo dục ngoài giờ
Mới đây, trong một văn bản về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa gửi các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đề cập đến vấn đề các tiết học giáo dục ngoài giờ. Theo đó, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập dẫn đến bị chèn vào tiết học chính khóa.
Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cần được các Sở GD&ĐT quản lý chặt chẽ các điều kiện bảo đảm theo đúng yêu cầu của Bộ. Các nội dung cần được đảm bảo chặt che như: chất lượng giáo viên báo cáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức.
Thêm nữa, giáo trình giảng dạy với các em cần được đảm bảo và phải được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Phải được sự chấp thuận của Sở GD&ĐT theo quy định khi có thay đổi về giáo trình, tài liệu.
>>>> Xem ngay: Đăng ký tài khoản thi ĐGNL ĐHQGHN 2024 cần những lưu ý quan trọng nào
Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu tăng cường giảng dạy bổ trợ, nâng cao cho học sinh theo đúng quy định đã đề ra. Học sinh cần được đảm bảo học lý thuyết và thực hành xen kẽ, rèn luyện kỹ năng sống một cách tốt nhất. Đối với giáo viên cũng cần phải có giải pháp để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong trường học.
Khi cần thiết, các địa phương có thể đột xuất thanh tra, kiểm tra hoặc định kỳ. Một số điều đặc biệt lưu ý khi thanh tra bao gồm: không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, bố trí thời gian học không xen giữa các tiết học trong chương trình chính khóa, người học tham gia trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc.
Đặc biệt các họat động tổ chức, liên kết giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ không được thêm vào các tiết học chính. Nếu vi phạm thì sẽ công khai các cơ sở, đình chỉ hoạt động lĩnh vực này trên cổng thông tin điện tử của sở GD&ĐT và trên các phương tiện thông tin khác theo quy định.
Đối với dịch vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu UBND trình HĐND cấp tỉnh phê duyệt và ban hành quy định về nội dung chi, định mức chi. Thêm nữa, điều này sẽ giúp tham mưu cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan trong quản lý các hoạt động này đúng quy định.
Để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tốt nhất thì cần có sự quản lý của Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục cùng với các sở, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân. Bắt đầu từ việc cấp phép hoạt động đến việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá thường kỳ, đột xuất hằng năm đối với cơ sở giáo dục có hoạt động giáo dục ngoài giờ, kỹ năng sống.
Dạy thêm học thêm cần được quản lý chặt
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 6-12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã nhắc về vấn đề dạy thêm và học thêm. Theo ông cho biết, theo Luật Đầu tư thì việc dạy thêm, học thêm cũng được coi là một trong những ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện.
Đến nay, hoạt động dạy thêm học thêm vẫn được Bộ GD&ĐT tiếp tục đề nghị đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện.
Hiện nay, giáo viên đã đưa học thêm vào giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô có thể dạy trực tuyến với quy mô lớn, dạy thêm ở các trung tâm, dạy gia sư tự tổ chức các trung tâm.
>>>> Mách bạn: Năm 2024 đã có hơn 2.800 thí sinh đầu tiên tranh suất vào đại học
Theo ông cho biết, việc dạy thêm và học thêm không phải là điều cấm nhưng quản lý sao cho đúng lại là một điều cần thiết. Chính quyền địa phương cần nắm được nội dung học thế nào có đảm bảo chất lượng hay không. Phụ huynh cần được biết về học phí cũng như nội dung học.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá để cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương có thể quản lý được tốt thì việc đưa học thêm, dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện là điều thiết thực. Qua đó giúp cho người học đảm bảo được quyền lợi và cả chất lượng.
"Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện thông tư về quản lý hoạt động dạy thêm học thêm sau đó sẽ ban hành. Từ đó sẽ quản lý được về trách nhiệm của thầy cô được dạy thêm trong trường hợp nào, đối tượng nào", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn thông tin.
Bộ GD&ĐT yêu cầu tiết học chính khóa không được chèn giáo dục ngoài giờ với múc đích chính để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất cho học sinh. Vì vậy, các tiết học này có thể học vào ngoài giờ được sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh.