Trong đổi mới giáo dục những xu hướng đúng đắn cần được ủng hộ. Đây là điều nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực ngày 14/11.
Phải chuyển đổi từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức
Trong thời gian qua, với phát triển giáo dục, nguồn nhân lực Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp quan trọng của hội đồng Giáo dục đã có những điểm đổi mới, hội nhập, kết hợp với những giá trị nhân văn, văn hoá của dân tộc, đột phá, cách tiếp cận ngày càng hiện đại.
Phó Thủ tướng gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến đội ngũ cán bộ, giáo viên cả nước nhân Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông mong rằng ngành giáo dục ngày càng có vị thế, tầm quan trọng hơn nữa.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước thách thức mang tính thời đại, những khủng hoảng toàn cầu. Theo phân tích của Phó Thủ tướng, tình hình thế giới đang có nhiều biến động. Đến năm 2050, nhân loại phải cần tới 3 trái đất, nếu như vẫn duy trì mô hình phát triển dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay. Nhìn nhận được điều này thì phải chuyển đổi từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức là điều vô cùng cần thiết.
>>>> Xem ngay: Bộ Giáo dục kiến nghị thi hai môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
"Tri thức chính là tài nguyên mới. Nguồn nhân lực, nhân tài và đổi mới sáng tạo là động lực đột phá. Bằng tài nguyên tri thức, động lực con người, các nước đang phát triển, đi sau có thể về trước. Vì vậy, Hội đồng cần tập trung bàn định, thảo luận những vấn đề có tính chiến lược trong đổi mới giáo dục, đào tạo, trước hết là nhận thức nhưng phải sớm chuyển sang hành động", Phó Thủ tướng nói và đề nghị các thành viên Hội đồng.
Để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu thì thực sự cần tới việc đổi mới cả nội dung, hình thức, tạo ra những thay đổi đột phá. Chúng ta cần xác định kế hoạch, chương trình làm việc, ưu tiên một số mục tiêu cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, đề xuất giải pháp.
"Các thành viên của Hội đồng đại diện cho các lĩnh vực khoa học, văn hoá, nghệ thuật… tiếng nói từ các địa phương với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phải cùng nhau, cùng đi, cùng đạt mục tiêu trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Mỗi cuộc họp phải tổng hợp được trí tuệ, dân chủ, khoa học, thể hiện được quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, kỳ vọng của xã hội, người dân với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng cũng cần có tiếng nói ủng hộ những xu hướng, xu thế có tính cách mạng. Đây là điều đặc biệt của nhiều phụ huynh, gia đình và xã hội đang trăn trở. Chúng ta cần có đúng đắn trong đổi mới giáo dục, đào tạo, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, chương trình, đánh giá, thi cử… Thêm vào đó cũng cần làm sâu sắc hơn vấn đề căn cốt, lâu dài đối với việc phát triển giáo dục và nguồn nhân lực.
Ngoài ra, đại diện một số địa phương cũng nêu ra một số vấn đề bất cập khác như: Lộ trình triển khai chương trình giáo dục theo cách tiếp cận liên môn khoa học, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá, thi cử, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) để đáp yêu cầu đào tạo nhân lực của nền kinh tế tri thức, kinh tế số…
Thêm nữa, các thành viên Hội đồng nhấn mạnh đối với những vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực, liên địa phương trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cần phải có kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể trong từng công việc. Để đưa ra được phương án thực hiện cụ thể như tổ chức họp chuyên sâu, chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, điều kiện tổ chức, triển khai... thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thường trực của Hội đồng, cần đề xuất danh mục các vấn đề thực tiễn cấp bách cần giải quyết.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý đổi mới giáo dục có khi phải cần tới 5-10 năm mới đạt được những mục tiêu đề ra bởi nó là vấn đề lớn, phức tạp. Để đạt được điều này thì cần bảo đảm tính ổn định, đồng thuận về quan điểm, tư duy. Bên cạnh đó cần đồng bộ về pháp luật, tổ chức bộ máy khoa học phù hợp với điều kiện của đất nước, có sự đầu tư mang tính hệ thống.
Phải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hoá
Đối với các phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông (phương án thi tốt nghiệp) từ năm 2025 về các đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hội đồng cần dành nhiều thời gian để thảo luận.
Xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học, chương trình, sách giáo khoa thì phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận đồng bộ, bài bản. Lấy trường học làm trung tâm, cơ sở, nền tảng để tăng cường sự tham gia chủ động của chính quyền địa phương.
>>>> Mách bạn: Bắt đầu từ đâu để học giỏi Toán, Lý?
Cần phải phân tích, đánh giá khoa học, lượng hoá được, mục tiêu, lộ trình thực hiện đổi mới giáo dục, phù hợp với nội dung đào tạo trong từng giai đoạn thì mới có thể đổi mới được hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá được chất lượng đào tạo bậc phổ thông chính là mục tiêu số 1 của kỳ thi tốt nghệp. Dựa trên năng lực, phẩm chất, mong muốn của học viên, sinh viên, không chạy theo bằng cấp, thành tích là đào tạo nghề, cao đẳng, đại học.
Nhận thức được điều này vì thế mà từ năm 2025 phương án thi tốt nghiệp phải theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội. Điều cốt lõi là vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nhưng phải theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.
Trong đổi mới giáo dục những xu hướng đúng đắn cần được ủng hộ. Bởi có như vậy thì mới có được những bước đột phá trong giáo dục.